‘Ông là người tiên phong trong hợp tác quốc tế về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI), là người ủng hộ hết mình việc ứng dụng dữ liệu và AI một cách toàn diện, có trách nhiệm và hợp tác tích cực cho những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Đại sứ Amandeep Gill còn là đặc phái viên công nghệ của Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Ông đi đầu trong các nỗ lực của Liên hợp quốc về hợp tác kỹ thuật số. Ông từng là Giám đốc điều hành kiêm Đồng lãnh đạo Hội đồng cấp cao về hợp tác kỹ thuật số của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi trình bày bản báo cáo mang tính định hình về lĩnh vực này – “Kỷ nguyên kỹ thuật số phụ thuộc” hồi tháng 6 năm 2019. Trước khi gia nhập Liên hợp quốc vào năm 2018, ông làm việc với tư cách là Đại sứ cho Ấn Độ. Là một nhà ngoại giao, Đại sứ Gill đã dẫn dắt các cuộc đàm phán về quy định việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hệ thống vũ khí tự trị gây chết người tại Geneva trong những năm 2017-2018.
Các nguyên tắc và quy ước nền đã nhận được sự đồng thuận của 125 quốc gia thông qua dưới sự chủ trì của ông. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo luật nhân đạo quốc tế sẽ tiếp tục được áp dụng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và con người vẫn cần phải chịu trách nhiệm về các quyết định sinh tử gây ra bởi máy móc. Sau đó, anh ấy và các thành viên của hội đồng các chuyên gia toàn cầu đã cùng nhau đưa ra một bản thảo “Khuyến nghị về đạo đức của trí tuệ nhân tạo” tại UNESCO và đã được các thành viên UNESCO thông qua vào tháng 11 năm 2021.
Đại sứ Gill cũng là người đã hỗ trợ việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm về AI đầu tiên cho việc Chuyển đổi số tại Ấn Độ năm 2017. Những bài nghiên cứu và bài viết của ông với tư cách là Giáo sư tại Viện đào tạo sau Đại học Geneva đã góp phần làm tăng nhận thức về phân chia kỹ thuật số và nhu cầu dân chủ hóa cơ hội tiếp cận và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho tất cả các quốc gia và khu vực.
Ông đưa ra lập luận mạnh mẽ rằng việc sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) một cách toàn diện, có trách nhiệm và hợp tác tích cực có thể đẩy nhanh tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Với tư cách là Giám đốc điều hành đầu tiên của Tổ chức hợp tác quốc tế nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và sức khỏe kỹ thuật số (I-DAIR) – một sáng kiến đa phương có trụ sở đặt tại Geneva, ông đã thúc đẩy việc tiếp cận các nghiên cứu tiên tiến về sức khỏe kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo của những nhà nghiên cứu lâm sàng, nhà hoạch định chính sách và cả các bệnh nhân, đặc biệt ở các quốc gia nhỏ và Nam bán cầu.
Amandeep Gill học Kỹ thuật Điện và Điện tử Truyền thông tại Đại học Kỹ thuật Panjab ở Chandigarh. Ông từng làm kỹ sư điện tử viễn thông một thời gian ngắn trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao Ấn Độ vào năm 1992 và phục vụ tại Geneva, Tehran, Sri Lanka cũng như tại trụ sở chính với chức vụ Tổng Giám đốc phụ trách Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế.
Ông sở hữu chứng chỉ sau đại học về ngôn ngữ và lịch sử Pháp tại Đại học Geneva và bằng Tiến sĩ về Học tập và giáo dục quốc tế tại King’s College, London. Ông là một nhà thơ có tác phẩm đã được xuất bản. Ông mang đến một quan điểm liên ngành độc đáo cho những thắc mắc về chính sách và quản trị công nghệ.