Home » Câu chuyện và con người » Giáo sư MIT Alex Sandy Pentland: Từ thiết bị đeo trong phòng thí nghiệm đến kính Google Glass

Giáo sư MIT Alex Sandy Pentland: Từ thiết bị đeo trong phòng thí nghiệm đến kính Google Glass

Pentland có thể được coi là ông tổ của công nghệ thiết bị đeo trên người, mặc dù trước đó đã có những nhân vật giới thiệu công nghệ này: hơn một thập kỷ trước khi ông đến MIT, nhà toán học Edward Thorp và nhà lý thuyết tính toán Claude Shannon đã nghĩ ra một phương pháp phức tạp với mục tiêu là gian lận trên bàn chơi roulette. Thiết bị có kích thước bằng một hộp thuốc lá và ghi lại dữ liệu tốc độ trên cả bánh xe và quả bóng, dựa vào hai công tắc trong giày của người đeo: một lần nhấn để bật máy tính, lần nhấn còn lại bắt đầu tính thời gian. Một giai điệu âm nhạc sẽ vang lên trong tai người đặt cược để báo hiệu khi quả bóng còn ba hoặc bốn vòng quay – anh ta (đương nhiên) sẽ đeo một thiết bị giống như máy trợ thính, được gắn vào máy tính bằng dây được ngụy trang để khớp với da và tóc của anh ta.

Mặc dù phát minh của Thorp và Shannon rất tài tình, nhưng nó vẫn khó sử dụng, chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ duy nhất. Sẽ cần nhiều hơn thế nữa để làm cho công nghệ thiết bị đeo trên người vừa đa chức năng vừa có thể được sử dụng rộng rãi. Và “cái nhiều hơn thế” đó đến từ nơi đầu tiên dành riêng cho việc tạo ra thiết bị đeo trên người: Dự án Máy tính Đeo Trên Người, được Pentland khởi xướng sau khi trở lại MIT vào năm 1986, và sau đó chính thức ra mắt với tư cách là sản phẩm của riêng mình vào năm 1998 dưới sự bảo trợ của phòng thí nghiệm của Pentland.

Những nguyên mẫu có thể đeo được đầu tiên trông giống như ngày nay đã xuất hiện từ phòng thí nghiệm vào đầu những năm 1990. Và đến năm 1998, “tủ đồ dùng có thể đeo được” của Pentland đã phát triển, ông nhớ lại, bao gồm “kính có màn hình máy tính riêng, độ phân giải đầy đủ; máy theo dõi sức khỏe trong đồng hồ ghi lại nhiệt độ, nhịp tim và huyết áp; một máy tính trong thắt lưng có kết nối Internet không dây; một chiếc ghim cài ve áo có thể đóng vai trò như một chiếc máy ảnh và micrô; và một bàn di chuột hoặc bàn phím được may theo đúng nghĩa đen vào một chiếc áo khoác.”

Những sáng tạo đó được Pentland và các cộng sự của ông gồm khoảng 20 sinh viên sáng chế ra trong phòng thí nghiệm và nó trông gần giống ngày nay: một không gian mở với những chiếc bàn trông như đồ cũ nằm giữa các mô hình quy mô khác nhau, những bức tường lửng lơ giữa phòng, các thiết bị và phần cứng có chức năng mà tôi chỉ biết mơ hồ hoặc chưa từng được biết đến.

Sinh viên thì chạy xung quanh với dụng cụ trên đầu và cơ thể của họ: xét cho cùng thì những nguyên mẫu có thể đeo được sớm nhất, không hoàn toàn có thể đeo được trong tương lai. Những vòng đeo tay thể dục theo dõi mọi thứ từ nhịp tim đến chu kỳ giấc ngủ của bạn ư? Chúng đã từng được kết hợp vào những chiếc đồng hồ trông khá xấu và còn bị hạn chế về chức năng. Ngoài ra còn các cảm biến nhúng huy hiệu nhận dạng mà Pentland và các sinh viên của ông đã sử dụng để thay đổi cách các doanh nghiệp – từ trung tâm cuộc gọi đến ngân hàng đầu tư – tổ chức không gian làm việc và điều hành cuộc họp của họ. Những điều này ban đầu chỉ có thể thực hiện được với áo vest mặc được. (Một nguyên mẫu ban đầu treo trong phòng thí nghiệm. Nó trông giống như trang phục của người đánh cá, ngoại trừ những sợi dây kết nối với các vật liệu phức tạp hơn là có tính ứng dụng). Ngay cả điện thoại thông minh – một loại thiết bị đeo được, Pentland chỉ ra, kể từ đó, chúng ta mang theo và truy cập nó thường xuyên như chúng tôi đeo đồng hồ (ông tự vỗ vào túi quần, chỗ hay cất điện thoại) – cũng được chế tạo từ đầu ở đây vào đầu những năm 2000, khi điện thoại thông minh chưa tồn tại ở thế giới bên ngoài.

Và Kính Google ư? Nó được thiết kế màn hình kiêm bàn phím bao phủ một nửa khuôn mặt của người dùng, bao gồm dây chạy dọc theo cơ thể với máy tính và bàn phím một tay. Họ đã gọi “thú cưng” của mình là Lizzy – cái tên từ biệt danh ban đầu của Model T Ford, “Tin Lizzy.” Chính Lizzy cuối cùng đã trở thành Kính Google, khi Larry Page và Sergey Brin quy tụ Starner vào năm 2010, để dẫn đầu dự án thiết bị đeo tay mới của họ.

Phòng thí nghiệm Human Dynamic Lab hiện có khoảng 50 cựu sinh viên đã tốt nghiệp. Và bản thân Pentland không còn là “một con ngựa đen” nữa, ông ấy thực sự trở thành người mà ai trong trường cũng yêu mến. Tất cả những người tôi nói chuyện đều nhắc đến Pentland theo cách trào phúng nhất: một cố vấn “hết sức tuyệt vời”, Thad Starner nói; Theo Ben Waber, cựu sinh viên của trường, ông không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là một người cố vấn xuất sắc. Và năng lượng của Pentland – đặc biệt là đối với sinh viên – thì vô cùng nhiệt huyết. “Tôi không nghĩ rằng ông ấy ngủ nhiều”, Waber thú nhận.

Trong số các sinh viên cũ của Pentland, khoảng một nửa là giảng viên đã tốt nghiệp tại các cơ sở khác nhau, số còn lại đang làm việc trong ngành công nghiệp, dẫn đầu các nhóm nghiên cứu hoặc thành lập các công ty riêng của họ. Và phần lớn các công ty đó đều do Pentland đồng sáng lập, tài trợ hoặc cố vấn – mỗi công ty đều cống hiến để mang đến một khía cạnh riêng biệt của công nghệ thiết bị đeo trên người cho công chúng.

VLAB lược dịch