Bài phát biểu của Giáo sư Alex Sandy Pentland (MIT) tại Thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề “Hòa bình trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu: Công nghệ cho hòa bình” vào ngày 21/9/2022 tại Boston, Mỹ. Chương trình do Diễn đàn Toàn cầu Boston (Boston Global Forum – BGF) và Sáng kiến Liên Hợp Quốc 100 năm (United Nations Centennial Initiative) đồng tổ chức
“Tôi có một vài chia sẻ về vấn đề dữ liệu cho hòa bình, trong đó bao gồm một số điều mà tôi nghĩ rằng sẽ khơi nguồn cảm hứng cho những cuộc thảo luận sau này. Tôi có thể tự xem là một phần của điều mà Tổng Thư Ký đương thời gọi là Cuộc Cách Mạng Dữ Liệu khi các Mục tiêu Phát triển Bền vững được kết hợp với nhau bởi nghiên cứu của tôi tập trung nhiều về cách để chúng ta hiểu xã hội loài người tốt hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu và từ đó tạo ra các chính sách thực sự hiệu quả.
Chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu dữ liệu điều tra dân số của hai thế kỉ trước và đưa ra các phản biện để có dữ liệu điều tra dân số phong phú hơn. Rất khó để có thể đánh giá một cách chính xác dữ liệu điều tra dân số, nhưng bất kỳ hình thức quản lý xã hội hiện đại nào, hay các dịch vụ công đều phụ thuộc vào việc nắm đợc nơi cư trú và một số thông tin khác về dân cư, không phải ở mức độ từng cá nhân mà là ở cấp độ từng khu vực dân cư.
Nhưng ngoài sự phân bố vật chất của con người, để có thể thực sự hiểu xã hội, bạn cần phải có nhiều hơn. Bạn cần phải biết những thứ như mọi người làm việc ở đâu, đi chơi ở đâu hay thậm chí cả mối quan hệ giữa con người. Bạn không nhất thiết phải biết ở mức độ từng cá nhân, nhưng bạn cần biết những khu ổ chuột nằm tại đâu và nơi nào con người sống tách biệt, nơi nào không. Nếu bạn có thể biết những điều đơn giản đó, thì bạn có thể làm được những điều đáng kinh ngạc hơn nữa. Và đây là một phần trong sứ mệnh của Đối tác Toàn cầu về Phát triển Bền vững của Hoa Kỳ, mà tôi là thành viên trong Ban giám đốc.
Chúng tôi đã chứng minh là chỉ với dữ liệu phong phú hơn về kết nối cộng đồng, bạn có thể xác định được tình trạng nghèo đói rất nhanh và chính xác, bạn có thể giúp cải thiện tình trạng giao thông, hay nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Covid là một ví dụ điển hình, mặc dù nó đồng thời cũng là một ví dụ “khủng khiếp” về việc những nguồn dữ liệu đơn giản có thể cải thiện sức khỏe một cách đáng kể và triệt để hoàn toàn như thế nào. Những gì nó cho phép mọi người làm là bắt đầu suy nghĩ về việc tối ưu hóa cơ sở vật chất và đầu tư hỗ trợ cuộc sống của con người tốt hơn.
Đó là khía cạnh về dữ liệu và trách nhiệm giải trình của Những mục tiêu Phát triển Bền vững, nhưng ngày nay là về Hoà bình. Vậy dữ liệu có liên quan gì đến hòa bình?
Một quan sát cho thấy chiến tranh thường bắt đầu từ sự nghi ngờ lẫn nhau. Khi giữa các nhóm không tương tác với nhau, họ bắt đầu nghi ngờ rằng nhóm kia đang gian lận hoặc làm những điều bất chính.
Và thực tế nhiều chính trị gia rất thích sử dụng những sự nghi ngờ này để âm thầm tập hợp lực lượng quân đội. Và hôm nay chúng ta chứng kiến điều này tại Ukraine và Nga. Đó là một câu chuyện cũng xa xưa như chính lịch sử loài người vậy: sử dụng sự thiếu hiểu biết về đối phương để bùng lên ngọn lửa giận dữ dẫn đến chiến tranh.
Và điều tôi muốn đề xuất là cũng giống như trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu để nắm bắt thực trạng rõ hơn và tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn. Nhưng điều tương tự cũng hoàn toàn có thể xảy ra đối với các vấn đề như hòa bình, sự nghi ngờ và toàn bộ tiến trình vũ trang hóa lẫn nhau.
Trên thực tế, đây là một phần tâm lý trong hiệp ước vũ khí chiến lược hạt nhân đã ngăn chặn vũ khí hạt nhân ở vùng vịnh trong 70 năm qua. Nói một cách tổng quát hơn khi bạn nói về Hiệp ước Vũ khí Chiến lược hay bất kỳ loại hiệp ước nào khác, liệu rằng nó có thực sự có tác dụng?
Những điều này vốn có đầy đủ các yếu tố có thể xác minh được nhưng tất cả xem ra có vẻ đều mang nặng tính kỹ thuật, nhất quán và chiến tranh bắt đầu từ chính các tiến trình xã hội và từ việc các nước trở nên nghi ngờ lẫn nhau.
Và tôi muốn công bố một thử nghiệm được chúng tôi thực hiện mà tôi nghĩ trực tiếp giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã thực hiện một thử nghiệm với khoảng 5000 người cân bằng về nhân khẩu học trên khắp nước Mỹ. Tôi muốn nói thêm rằng thử nghiệm này gần đây cũng được tiến hành một cách độc lập bởi Đại học Stanford trong một thí nghiệm có 30.000 người tham gia trên khắp nước Mỹ. Những gì chúng tôi phát hiện ra từ thử nghiệm này đó là sự nghi ngờ lẫn nhau là động cơ thúc đẩy những hành vi khác thường và phi đạo đức.
Vì vậy, ở Mỹ hầu hết những người ở Đảng Dân Chủ tin rằng những người ở Đảng Cộng Hòa cực đoan hơn và có mong muốn lật đổ nền dân chủ. Họ thực sự đang tham gia vào một cuộc chiến văn hóa.
Nhưng sự thật thì ngược lại. Nếu bạn thực sự điều tra một cách khoa học thì rất ít người ở Đảng Cộng Hòa theo chủ nghĩa cực đoan. Trên thực tế, hầu hết họ đều khá ôn hòa và sẵn sàng cho những thỏa hiệp. Và điều này cũng đúng đối với tư tưởng của Đảng Cộng Hòa về những ý kiến của Đảng Dân Chủ. Những người thuộc cánh hữu tin rằng cánh tả đầy những người điên rồ. Nhưng sự thật là nếu bạn thực sự đi và hỏi từng người một về ý kiến thực tế của họ thì họ sẽ ôn hòa hơn rất nhiều. Do đó, chính sự thiếu hiểu biết về phía bên kia đã dẫn đến quan niệm rằng những kẻ khác đang lừa dối và chúng ta cần phải có hành động triệt để để có thể tự bảo vệ mình.
Mặc dù tôi đưa ra vấn đề về hòa bình và chiến tranh ở Mỹ, và điều này có thể chưa đến mức quá khắc nghiệt như vậy, nhưng nó khá đúng so với những gì chúng ta thường nghĩ. Đây là một quá trình tâm lý chung. Khi con người không tương tác rộng ra, họ nảy sinh nghi ngờ với những người khác. Và những gì chúng tôi tìm ra chỉ để cho mọi người thấy khách quan hơn về những vấn đề nêu trên.
Nói cách khác, quan niệm về những tư tưởng thực của người khác gây ra sự biến đổi rất lớn trong tư tưởng và sự sẵn sàng lật đổ nền dân chủ của con người, và sự sẵn sàng của họ thúc đẩy các động thái cực đoan. Thậm chí, niềm tin cực đoan, thái độ hiếu chiến của mỗi nhóm có thể giảm đi đến 50% chỉ qua việc có dữ liệu đáng tin cậy từ một bên thứ ba.
Đây là điều mà tôi nghĩ rằng Liên hợp quốc làm rất tốt. Niềm tin thực tế của người dân ở mỗi quốc gia là gì? Họ có thực sự đang cố gắng phá hoại hòa bình hay không? Điều này có lẽ không thể áp dụng nhiều trong cuộc chiến tranh Ukraine và Nga vì đó là điều xảy ra do một nhóm nhỏ những người đứng đầu.
Nhưng nếu người dân Nga nhận thức được rõ hơn về những gì đang xảy ra hoặc tiếp cận nhiều hơn với những nhận định đúng về người Ukraine, thì những người đứng đầu sẽ rất khó mà thổi bùng ngọn lửa chiến tranh như đang diễn ra.
Vì vậy, cũng giống như việc dữ liệu rất quan trọng trong cách chúng ta có thể giải quyết tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng và các loại vấn đề khác mà chúng ta gặp phải, thì hình thái dữ liệu về thái độ, niềm tin của con người là thứ có khả năng biểu đạt, và thực sự có tiềm năng làm dịu đi những cơn gió chiến tranh trước khi chúng thực sự bắt đầu.
Xin cảm ơn!”
Nguồn: VLAB Innovation & Boston Global Forum