Home » Tin tức » Sự kiện BGF & UN: Thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề “Hòa bình trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu: Công nghệ cho hòa bình”

Sự kiện BGF & UN: Thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề “Hòa bình trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu: Công nghệ cho hòa bình”

Diễn đàn Toàn cầu Boston (Boston Global Forum – BGF) và Sáng kiến Liên Hợp Quốc 100 năm (United Nations Centennial Initiative) đã tổ chức Thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề “Hòa bình trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu: Công nghệ cho hòa bình” vào 9h sáng ngày 21/9/2022 theo giờ Boston.

VLAB Innovation hân hạnh đồng hành cùng sự kiện này của BGF.

Hàng năm, vào ngày 21 tháng 9, ngày Quốc tế Hòa bình được tổ chức trên khắp thế giới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tuyên bố đây là ngày dành để củng cố các ý tưởng hòa bình, thông qua việc tuân thủ 24 giờ không bạo động và ngừng bắn.

Nhưng đạt được hòa bình thực sự đòi hỏi nhiều thứ hơn là hạ gục vũ khí. Nó đòi hỏi phải xây dựng một xã hội nơi tất cả các thành viên cảm thấy rằng họ có thể phát triển thịnh vượng.

 

VLAB Innovation xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu tại sự kiện của Phó Tổng thư ký LHQ, Đặc phái viên của Tổng thư ký về Công nghệ Amandeep Singh Gill.

 

“Xin chào các bạn,

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Diễn đàn Toàn cầu Boston về lời mởi phát biểu ngày hôm nay tại sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Hòa bình. Ngày Hòa bình Thế giới đã được kỷ niệm kể từ năm 1981, là ngày tri ân việc không có chiến tranh và bạo lực. Hơn thế, ngày này còn là lời nhắc nhở chúng ta về sự cam kết hướng đến một nền văn hóa hòa bình. Đó là việc xây dựng cầu nối giữa các cộng đồng, giữa người với người. Đó cũng là việc bỏ qua sự khác biệt giữa chúng ta và cùng xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn, hòa nhập và cùng tiến bước đối với những thách thức quan trọng của chúng ta.

Chủ đề năm nay, cùng với chủ đề hòa bình xuyên suốt nhiều năm của chúng ta, chính là chấm dứt phân biệt chủng tộc. Đàm thoại về phân biệt chủng tộc cũng như sự căm thù tội phạm là điều cần thiết để xây dựng hòa bình. Và khi nói đến công nghệ, chúng ta cần luôn ghi nhớ một điều cốt yếu, đó là sự bình yên trong tâm trí. Chúng ta cần chống lại bạo lực, chống lại sự phân biệt đối xử, chống lại sự thù hận được xây dựng từ trong trong tâm trí. Ngày nay, chúng ta bị tấn công tư tưởng từ đủ loại thông tin sai lệch từ những nhân vật không đáng tin cậy, từ những lời nói khiếm nhã trên các nền tảng kỹ thuật số khác nhau và từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thường thì chúng ta sẽ rơi vào trạng thái bối rối về tính xác thực của những thông tin này. Chúng ta bối rối không biết nên tin hay không tin điều gì, bởi thông tin có thể đến từ những người thân thiết với chúng ta, những người có mối quan hệ tin cậy với chúng ta.

Đây là hiện tượng cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn, cần nhận được sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tu nhân, cần những ý kiến đóng góp, cần các nhà báo, các công ty truyền thông và các bên liên quan của Liên hợp quốc để cùng nhau xây dựng “miễn dịch”, “miễn dịch xã hội”, chống lại sự xuyên tạc thông tin và sự thù ghét nhau.

Chúng ta cũng có những thách thức khác đến từ lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) với những ứng dụng ngày một tinh vi và đang nảy nở trên toàn cầu. Theo lẽ thường, AI sẽ dựa trên các tập dữ liệu đào tạo mà bản thân chúng thiên về hoặc chứa một số nhận thức nhất định. Điều này không giúp ích gì cho việc xây dựng hòa bình.

Trên thực tế, chúng có thể phân chia và đưa các cộng đồng khác nhau đến bờ vực mâu thuẫn. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là, khi ta nhìn vào AI, ta cần xem xét một vòng bắt đầu từ bối cảnh mà một giải pháp AI cụ thể có thể được đưa ra.

Tuy nhiên, tình hình cũng không phải tiêu cực khi ta nói đến công nghệ và hòa bình. Công nghệ có thể phụng sự hòa bình và nó đã giúp chúng ta dựng nên cầu nối giữa các cộng đồng. Bản thân Internet đã là một lợi ích toàn cầu trong một thời gian dài. Nó mang con người đến với nhau, xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia; thay đổi nhận thức rằng chúng ta có tất cả thông qua những nguồn tin khách quan hơn và bối cảnh rộng lớn hơn.

Và như vậy, công nghệ sẽ là những công cụ vô cùng thiết yếu đối với chúng ta trong công cuộc chống khủng bố, chống lại thông tin xuyên tạc và ngôn từ kích động sự thù địch, cũng như đảm bảo rằng lực lượng tuyến đầu xây dựng hòa bình đều có đủ nguồn tài nguyên để sử dụng nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Một lần nữa, tôi trân trọng cảm ơn Diễn đàn Toàn cầu Boston đã chọn chủ đề quan trọng này và xin chúc cho các cuộc thảo luận thành công tốt đẹp.”

Nguồn: BGF & VLAB