Home » Xã hội học thuật » Những thách thức sau đại dịch đối với trường học

Những thách thức sau đại dịch đối với trường học

Hiệu trưởng Đại học Harvard, Ed School cho biết tính linh hoạt và dành thêm nhiều thời gian hơn sẽ giúp tránh được sự thiết sót kiến thức.

Đại dịch COVID-19 đã buộc một loạt các trường học trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa và điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh trên khắp nước Mỹ, từ việc truy cập Internet chập chờn, nhà ở bất ổn cho đến mất an ninh lương thực. Phóng viên tạp chí Đại học Harvard đã phỏng vấn Tiến sĩ Bridget Long, Hiệu trưởng Trường Sau đại học Harvard về Giáo dục, Giáo sư hàm Saris chuyên ngành Giáo dục và Kinh tế học, về quan điểm của bà đối với tác động cùa cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lên các trường học, những bải học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch và những thách thức phía trước.

PHÓNG VIÊN: Đại dịch bộc lộ nhiều bất bình đẳng đã tồn tại trong bối cảnh giáo dục. Điều gì khiến bà quan tâm nhất?

LONG: Bất bình đẳng dai dẳng trong giáo dục luôn là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng tốc độ và độ lớn của những thay đổi do đại dịch mang lại đã nhấn mạnh một số vấn đề lớn. Trước hết, chúng ta thường nghĩ về giáo dục chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp học thuật, nhưng các ngôi trường thực sự còn làm được nhiều hơn thế. Ngay lập tức, chúng tôi nhận thấy trẻ em và gia đình đang phải vật lộn với những nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như tiếp cận thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, đây là những thứ mà trường học vốn cung cấp nhưng đột nhiên bị loại bỏ do ảnh hưởng của đại dịch. Khi có lệnh cách ly cộng đồng, chúng tôi cũng chuyển trọng tâm sang sự khác biệt trong môi trường gia đình của học sinh, cho dù đó là thiếu khả năng tiếp cận công nghệ và các cam kết và yêu cầu khác về thời gian của các em về hoàn cảnh gia đình, không gian, nhu cầu cơ bản, và vân vân. Trọng tâm phải chuyển từ việc thể hiện sự bình đẳng trong trường học hoặc trong trường đại học sang thay vào đó là sự khác biệt về sự bất bình đẳng tại gia đình của sinh viên và khu vực lân cận và sự khác biệt về chất lượng, sự nghiêm khắc và hỗ trợ dành cho sinh viên đến từ gia đình cũng khác nhau. Tất cả những điều này chỉ trở nên trầm trọng hơn với sự hiện diện của đại dịch. Có những mối lo ngại về tình trạng thiết sót kiến thức và điều đó sẽ khác nhau như thế nào giữa các nhóm thu nhập, cộng đồng và vùng lân cận khác nhau. Nhưng cũng có những mối lo ngại về chấn thương và sự căng thẳng về sức khỏe tâm thần của đại dịch cũng như cách mà sự bất công về chủng tộc và bất ổn chính trị cũng đã phải trải qua, chúng không còn nghi ngờ gì nữa chính là sự khác nhau ở các bộ phận dân cư khác nhau. Và tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của sinh viên. Năm nay, sự bất bình đẳng mà chúng ta từ lâu đã thấy trở nên tồi tệ hơn.

PHÓNG VIÊN: Hiện giờ những bất bình đẳng đó đã bộc lộ, các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục có thể làm gì để điều hướng những vấn đề đó? Có bài học kinh nghiệm cụ thể nào không?

LONG: Một điều mà nhiều nhà giáo dục hiểu là một kích cỡ không phù hợp với tất cả mọi người. Đây là lý do tại sao giáo dục rất phức tạp và cũng là lý do tại sao cải tiến lại rất khó khăn vì không có giải pháp dễ dàng và nhanh chóng. Giải pháp phụ thuộc vào cá nhân, cộng đồng và lớp học.

Lúc đầu, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nhấn mạnh rằng chúng tôi cần gặp gỡ sinh viên ngay tại nơi các em sinh sống. Đây đã là một bài học kinh nghiệm lâu đời giữa các chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm, nhưng nó càng trở nên quan trọng hơn. Theo nhiều khía cạnh, kinh nghiệm này chống lại một số hệ thống của chúng tôi, hệ thống này đã cố gắng đưa ra các phương pháp tiếp cận toàn diện khi thay vào đó, những gì chúng tôi cần là một chút sự nhanh nhạy tùy thuộc vào bối cảnh của trường học hoặc lớp học cụ thể và nhu cầu cá nhân của sinh viên.

Nơi bạn chứng kiến một số thành công và tiến bộ chính là nơi hiệu trưởng và giảng viên chủ động và sáng tạo trong cách thức để họ có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Bất kể chúng ta đang học tập một cách trực tiếp hay thông qua công nghệ, điều cốt lõi bên trong tất cả những điều này chính là tầm quan trọng của con người và kết nối cá nhân. Giáo dục là một ngành sử dụng nhiều lao động. Công nghệ có thể giúp chúng ta ở nhiều khía cạnh để bổ sung cho những gì chúng ta làm, nhưng chìa khóa luôn là kết nối cá nhân. Một số giáo viên có thể kết nối với sinh viên của họ, cho dù qua điện thoại hay trên Zoom, hoặc qua trường học – nơi họ nỗ lực phối hợp nhằm thực hiện tiếp cận cộng đồng để kiểm tra các gia đình để đảm bảo họ có nhu cầu cơ bản. Một số trường có thể hiểu sinh viên của họ phải đối mặt với những thách thức nào và có phần linh hoạt và chủ động nhằm giải quyết những thách thức đó, đặc biệt nếu chúng đã có sự tham gia bền chặt của phụ huynh. Đó là nơi bạn tiếp tục nhận thấy sự tiến bộ và phát triển.

“Ở nhiều khía cạnh, cuộc khủng hoảng đã buộc toàn nghành phải suy nghĩ lại về cách thức giảng dạy theo cái cách mà tôi không biết đã từng xảy ra trước đây hay chưa”.

PHÓNG VIÊN: Bà có đề cập về những mối lo về việc thiếu hụt kiến thức. Vậy chúng ta có thể làm gì để tránh một năm đầy mất mát?

LONG: Một trong những khó khăn là trải nghiệm đã khác rất nhiều. Đối với một số sinh viên, phụ huynh của các em đã có thể bổ sung những kiến thức mà các em thiếu sót hoặc các trường của các em đã có thể đưa ra những hành động để phản ứng lại. Hy vọng là các em sẽ không mất nhiều thời gian học tập, trong khi lại có các sinh viên khác thì đã không đi học gần một năm; các em đã mất khá nhiều kiến thức nền. Dưới cương vị là một người giảng viên, bạn có thể tưởng tượng việc sinh viên của mình quay trở lại trường học, và đột nhiên, các sinh viên ở cùng độ tuổi lại sở hữu lượng kiến thức rất khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình cá nhân của các em và điều kiện thích hợp. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thực hiện rất nhiều điều để cố gắng giải quyết vấn đề đó. Trước hết, chúng ta phải hiểu về những kiến thức mà sinh viên đã thu nạp được cũng như những điều các em chưa học được. Điều đó có nghĩa là cần dành một chút thời gian để xem sinh viên đang ở đâu trong quá trình học tập của các em. Điều thứ hai là đảm bảo rằng chúng ta đang nắm bắt được các bài học kinh nghiệm từ đại dịch thông qua việc xác định những nơi mà giảng viên và trường học đã sử dụng kết hợp công nghệ, tiếp cận cộng đồng, hướng dẫn cá nhân cũng như trợ giảng và người cố vấn, đồng thời giúp sinh viên đạt được tiến bộ trong học tập. Chúng ta cần chia sẻ những bài học đó rộng rãi hơn để các học khu khác có thể nhìn thấy những ví dụ đã hiệu quả.

Về tương lai, tôi nghĩ sẽ cần kéo dài thời gian học tập để thu hẹp khoảng cách. Các trường học sẽ phải quyết định xem khoảng thời gian kéo dài học tập đó là sau giờ học, cuối tuần hay mùa hè và liệu việc đó có ảnh hưởng đến chính giảng viên hay không, hoặc liệu có sử dụng các công cụ tốt nhất hiện có, chẳng hạn như video và nền tảng công nghệ học sinh và gia đình tự sử dụng. Đã có một số học khu chia sẻ về kế hoạch kéo dài năm học vào mùa hè hoặc có các chương trình kiểu trại hè để sinh viên có thêm thời gian học tập thông qua một số tài liệu.

Mảnh ghép quan trọng khác là quan hệ đối tác. Trường học thường hợp tác với các thành viên của cộng đồng hoặc các tổ chức phi lợi nhuận và đó là một tầng lớp thực sự quan trọng trong hệ thống của chúng tôi. Các chương trình sau giờ học, chương trình bồi dưỡng, gia sư và người cố vấn là rất cần thiết và chúng tôi thực sự muốn tiếp tục với ý thức mở rộng năng lực và quan hệ đối tác đó. Nếu chúng ta mất đi một thế hệ hoặc nếu thế hệ này đi lùi về phương diện học tập của bản thân, điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến chúng ta. Hiển nhiên là chúng tôi luôn cố gắng hết sức vì lợi ích của tất cả chúng ta nhằm tìm ra giải pháp đóng góp cho vấn đề.

PHÓNG VIÊN: Nhiều phụ huynh đã có cái nhìn khác và đánh giá cao hơn đối với công việc mà giảng viên đang thực hiện. Bà có nghĩ rằng đại dịch sẽ dẫn đến việc đánh giá lại nghề nghiệp?

LONG: Chắc chắn rằng trong thời gian đầu, công việc của những vị giảng viên sẽ được đánh giá cao hơn. Khi các bậc cha mẹ bắt đầu thực hiện việc dạy học tại nhà, họ mới hiểu rằng việc giảng dạy khó khăn như thế nào. Hãy tưởng tượng có một lớp học với những những sinh viên sở hữu tính cách khác nhau, những điểm mạnh và lượng kiến thức khác nhau, cũng như những điểm yếu khác nhau, và bằng cách nào đó, bạn đủ nhanh nhẹn để tiếp tục dạy lớp học đó. Thời gian trôi qua, tôi lo lắng một chút về mức độ gây tranh cãi trong một số cộng đồng khi các trường học chưa mở cửa trở lại. Cần phải có một hành động nhằm cân bằng giữa việc quan tâm đến việc học tập của trẻ em và đảm bảo rằng người lớn được an toàn và được hỗ trợ. Bạn hẳn đã từng nghe những câu chuyện về những vị giảng viên đang cố gắng dạy học tại nhà trong khi họ cũng đang phải dạy chính những đứa con của họ tại nhà. Tôi hy vọng rằng thông tin này sẽ đem đến sự đánh giá cao về những điều tuyệt vời mà giáo viên làm trong lớp học, cũng như một số thừa nhận rằng họ chính là những người cũng đang phải sống qua một đại dịch tàn khốc cũng như tất cả những mối căng thẳng mà mỗi cá nhân đều đang phải trải qua.

Một điểm khác là chúng ta biết rằng giảng viên không chỉ quan tâm đến tình hình học tập của sinh viên, chúng ta cần đảm bảo rằng giảng viên được đào tạo để có thể hỗ trợ tinh thần xã hội cho sinh viên. Khi một số sinh viên quay trở lại lớp học, chúng ta cần thừa nhận rằng các em có thể đang phải đối mặt với những mất mát nặng nề, hoặc sự thất vọng khi bị giam giữ, hoặc bạo lực đang xảy ra trong nhà và khu vực lân cận của các em. Sẽ rất khó để có thể tập trung học tập nếu bạn lần đầu tiên đối mặt với những loại vấn đề đó. Những vị giảng viên của chúng tôi đã phải làm rất nhiều và chúng tôi cần hỗ trợ họ nhiều hơn và cung cấp nhiều khóa đào tạo hơn nữa để giúp họ giải quyết những thách thức rộng lớn mà sinh viên của họ có thể phải đối mặt ngay cả trước khi các em bắt đầu học tập.

“Một điều mà nhiều nhà giáo dục hiểu là một kích cỡ không phù hợp với tất cả mọi người. Đây là lý do tại sao giáo dục rất phức tạp và tại sao việc mang lại những cải tiến lại rất khó khăn vì không có giải pháp dễ dàng và nhanh chóng.”

PHÓNG VIÊN: Trong cái rủi có cái may, có bất kỳ yếu tố nào như vậy đối với ngành giáo dục do đại dịch mang lại không?

LONG: Đầu tiên là khi tất cả chúng ta cần phải thực hiện những thay đổi vào mùa xuân năm ngoái, và đặc biệt là vào mùa thu năm nay, nhiều nhà giáo dục đã dành một chút thời gian để dừng lại và suy ngẫm về các mục tiêu và ưu tiên học tập của bản thân. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận, cả ở các trường K-12 và giáo dục đại học, để suy nghĩ cẩn thận và cân nhắc về những cách thức mà chúng ta có thể thực hiện nhằm đảm bảo đem đến những bài học hấp dẫn và tích cực cũng như cách chúng ta có thể mang lại những tiếng nói và quan điểm khác nhau. Ở nhiều khía cạnh, cuộc khủng hoảng này đã buộc toàn bộ nghành phải suy nghĩ lại về cách giảng dạy theo hướng mà tôi không biết đã từng xảy ra trước đây hay chưa. Trong cái rủi có cái may thứ hai là sự đổi mới và sáng tạo. Bởi vì không nhất thiết phải có một câu trả lời đúng, đã có nhiều thử nghiệm diễn ra. Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của các phương pháp giảng dạy khác nhau, và hiện đang có nhiều người hơn đã tham gia vào quá trình đó, chứ không chỉ một phần nhỏ 10% lực lượng giảng dạy. Chúng tôi đã xác định những cách thức tương tác mới với sinh viên và chúng tôi cũng đã nâng cao năng lực của các nhà giáo dục để có thể đưa ra những cách thức tương tác mới. Từ quá trình này, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có nhiều công cụ và phương pháp tiếp cận hơn nữa về cách thu hút sinh viên, để sau đó chúng ta có thể đưa ra lựa chọn về những gì cần làm khi dạy học trực tiếp, dạy học sử dụng công nghệ và những gì để thực hiện theo nhiều cách không đồng bộ hơn. Nhưng chìa khóa của điều này là có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm đó với những người khác, cách bạn có thể duy trì kết nối, cách bạn có thể dạy tốt hơn một số tài liệu nhất định và thậm chí có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ và gia đình sinh viên trong quá trình này. Chỉ cần sự đổi mới, thử nghiệm và phát triển của các giảng viên ở nhiều nơi đã rất tích cực về nhiều mặt.

PHÓNG VIÊN: Theo bà, hệ thống giáo dục nên chuyển đổi theo hướng nào sau năm nay? Hệ thống giáo dục nên được xây dựng lại theo cách nào?

LONG: Trước tiên, tất cả chúng ta đều phải hiểu rằng giáo dục và trường học không phải chỉ đơn thuần là một điểm trên bản đồ. Chúng thực sự là một cộng đồng; chúng cần phải bao gồm các gia đình, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức cộng đồng. Đối với một trường đại học nói riêng, không chỉ đơn thuần là việc đến trường; đây thực sự là về việc mọi người đến với nhau và cách họ tham gia vào việc học hỏi lẫn nhau. Thật tuyệt khi thúc đẩy quá trình tái nhận thức này và cần phải hiểu rõ rằng giáo dục là sự trao đổi thông tin, quan điểm, nội dung và tạo kết nối, bất kể học sinh ở độ tuổi nào. Cuộc khủng hoảng cũng đã buộc ta phải quay lại một số nguyên tắc cơ bản về những gì ta cần sinh viên học, và chúng ta sẽ thực hiện những mục tiêu đó như thế nào. Đây là một cuộc thảo luận rất quan trọng đối với giáo dục. Và phần thứ ba là nhận ra rằng giáo dục không phải là một thứ phù hợp với tất cả mọi người. Các nhà giáo dục có năng lực nhất sử dụng nhiều phương pháp và cách tiếp cận để có thể kết nối với học sinh của họ, để có thể trình bày tài liệu và cung cấp sự hỗ trợ. Thật vậy. Làm thế nào để chúng ta gặp gỡ sinh viên ở nơi các em đang sinh sống? Đó là điều mà tôi hy vọng sẽ không biến mất vì tất cả sinh viên đều có tiềm năng học hỏi và vấn đề là làm thế nào để cá nhân hóa trải nghiệm học tập nhằm đáp ứng nhu cầu của các em, cách thức chúng tôi nhận thấy và cung cấp hỗ trợ để giúp những sinh viên đang gặp khó khăn. Đó thực sự là cốt lõi của giáo dục, và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ rút ra được bài học đó khi nhìn về phía trước.

PHÓNG VIÊN: Bà nghĩ vai trò của giáo dục đại học nên như thế nào trong bối cảnh giáo dục mới này?

LONG: Giáo dục đại học đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Theo truyền thống, nhiều người đi học đại học để học các kỹ năng mới, dựa trên những gì đang diễn ra trên thị trường lao động. Chúng tôi vẫn chưa thấy tác động lâu dài sẽ như thế nào, nhưng trong ngắn hạn, một điều chúng tôi nhận thấy là số lượng tuyển sinh đại học giảm. Điều đó rất đáng báo động và có thể liên quan đến mức độ ảnh hưởng đột ngột và nhanh chóng của đại dịch đến xã hội. Điều đầu tiên mà giáo dục đại học sẽ phải nghĩ đến là tăng cường chủ động tiếp cận, làm thế nào để kết nối với các sinh viên tiềm năng và làm thế nào để giúp các em tham gia vào các chương trình sẽ cung cấp cho các em các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế đang thay đổi này. Thật không may, họ sẽ làm điều này trong bối cảnh sinh viên sẽ có nhu cầu lớn hơn và không rõ liệu nguồn tài trợ từ chính quyền tiểu bang và địa phương có đang giảm đi hay không. Đó là thách thức mà giáo dục đại học sẽ phải đối mặt. Mặc dù đây là một công cụ tuyệt vời trong việc giúp các cá nhân nâng cao kỹ năng hoặc trang bị lại kỹ năng của bản thân, chúng ta cần đầu tư và đảm bảo rằng các cá nhân thực sự có thể tiếp cận với chương trình đào tạo có sẵn trong các trường cao đẳng và đại học của chúng ta.

PHÓNG VIÊN: Bà hy vọng gì đối với chính quyền Biden trong lĩnh vực giáo dục?

LONG: Chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục, nhưng vai trò của chính phủ phải được cân bằng với tầm quan trọng của kiểm soát địa phương và thực tế là bối cảnh của mỗi cộng đồng hơi khác nhau. Chắc chắn, vì chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nên đây là một thách thức cực kỳ lớn đối với các trường học. Các trường học đã cố gắng tiếp tục cung cấp thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như kết nối với học sinh và đột nhiên, họ lại phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng và quản lý các tòa nhà. Đây là một cái gì đó nằm trong tầm ngắm của chính phủ liên bang. Để được tiếp cận với các vị bác sĩ giỏi nhất, các quan chức y tế công cộng tốt nhất, quản lý các tòa nhà và cách làm cho mọi thứ trở nên an toàn, chính phủ cần tổng hợp những thông tin đó lại với nhau để đưa ra hướng dẫn cho các trường học, hiệu trưởng và giáo viên. Chính phủ có thể nói: “Đây là những rủi ro và đây là những điều bạn có thể làm để giảm thiểu những rủi ro đó. Dưới đây là các điều kiện cần thiết cho các tòa nhà. Đây là những gì chúng tôi biết về phòng chống lây lan, và đây là những gì chúng tôi biết về tác động đối với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, và cách chúng tôi có thể bảo vệ người lớn”. Loại hướng dẫn đó sẽ vô cùng hữu ích, vì bạn có tất cả các khu học chánh riêng lẻ cố gắng sắp xếp thông tin phức tạp và những thông tin khoa học và cách áp dụng cho bối cảnh cụ thể. Hướng dẫn chính là số 1.

Số 2 là dữ liệu. Điều rất quan trọng là cần có một số hiểu biết về vị trí của chúng ta trong vấn đề thiếu hụt kiến thức, những gì chúng ta cần ưu tiên và những lĩnh vực nào của đất nước có lẽ cần được giúp đỡ nhiều hơn những lĩnh vực khác. Quan trọng khác là đánh giá những bài học nào đã được học và chia sẻ những ví dụ thực tiễn tốt nhất trên tất cả các khu học chánh. Ý tưởng là sử dụng chính phủ liên bang như một ngân hàng thông tin trung ương với việc chủ động tiếp cận các trường học.

Chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho nghiên cứu ghi lại các bài học trong suốt đại dịch. Sẽ vô cùng hữu ích nếu có một chính phủ liên bang tích cực hơn. Vì chúng ta hiểu rõ hơn về sinh viên dễ bị tổn thương nhất ở đâu và đâu là loại hành vi có tác động cao đem lại nhiều lợi ích nhất, nên việc có kinh phí để hỗ trợ những loại đầu tư đó là rất quan trọng vì chúng chắc chắn sẽ xưng đáng. Bây giờ tôi lại cảm lạc quan hơn nhiều về khả năng đó.

VLAB lược dịch từ Harvard Magazine