“Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do” – Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams đã từng đưa ra. Theo đó, giáo dục Mỹ đào tạo ra những con người tự do, dễ dàng thích nghi và có khả năng sống trong một thế giới hội nhập, đa dạng.
“Tự do” ở đây là tự do về tư tưởng – quyền được giữ, được khuyến khích nói lên quan điểm của bản thân và tôn trọng tự do tư tưởng của người khác. Trong trường học ở Mỹ, học sinh thường được dạy rằng: Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền tự do của người khác.
1. Những điểm nhấn trong triết lý tự do:
- Ở Mỹ, triết lý giáo dục không hề chung chung và cao xa mà mang tính cụ thể, xuất phát từ bản thân học sinh và nhu cầu của địa phương, của xã hội.
- Học sinh đi học không để mang lại vinh quang cho trường và các thày cô, không học vì trường, mà học cho mình.
- Triết lý giáo dục ở Mỹ thể hiện qua tầm nhìn (vision) và nhiệm vụ (mission) của từng trường hay quận đề
- Ở Mỹ, trường nào, cụm trường/quận (school district) nào cũng có nêu cực kỳ rõ ràng những tầm nhìn và nhiệm vụ, niềm tin cụ thể cho trường hay quận của mình.
- Từ tầm nhìn và nhiệm vụ đó thì những kế hoạch hành động mới được ra đời và phát triển cụ thể. Vì triết lý sẽ quyết định toàn bộ hành động tiếp
Cùng với “tự do” là “trách nhiệm”- trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ. Học sinh trong trường học ở Mỹ được dạy rằng: công dân Mỹ dù có đồng tình với những chủ trương, chính sách của chính phủ hay không thì cũng phải đi bỏ phiếu để đóng góp tiếng nói của mình.
Ở Mỹ các trường học có quyền tự chủ rất cao, trong đó các trường dân lập tư thục có quyền tự chủ cao hơn trường công lập. Hiến pháp Mỹ tách bạch nhà nước, nhà thờ với nhà trường và giao trách nhiệm giáo dục cho chính quyền từng bang và địa phương.
2. Quan điểm giáo dục khai phóng – Liberal Arts
Giáo dục khai phóng là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do. Nó dựa trên khái niệm các môn khai phóng trong thời Trung cổ, hay gần hơn là chủ nghĩa tự do trong thời Khai minh.
Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kỳ (Association of American Colleges and Universities) mô tả giáo dục khai phóng là “một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân…”
Phạm vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa nguyên và toàn cầu; nó có thể bao gồm một chương trình học giáo dục tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó.
Điểm khác biệt: Khi theo học một trường đại học liberal arts, hoặc một trường đại học có chương trình liberal arts mạnh, sinh viên sẽ bắt đầu bằng việc học đa dạng nhiều môn nghệ thuật, nhân văn, ngôn ngữ, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Sau đó họ chọn một môn chuyên sâu (gọi là chuyên ngành), chuyên ngành này chiếm 25% đến 50% thời lượng học của sinh viên.
VLAB biên dịch và tổng hợp