Home » Xã hội học thuật » Nhân vật truyền cảm hứng » Tim Cook – Trái tim thứ hai của Apple sau Steve Job

Tim Cook – Trái tim thứ hai của Apple sau Steve Job

Tim Cook đã thừa kế công ty giá trị nhất thế giới từ tay của một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử. Và vào năm 2012, ông đã biến Apple thành đế chế của riêng mình.

Lev Grossman | 19/12/2012

Tim Cook mang trong mình sự khác biệt rõ ràng và không tầm thường khi trở thành CEO đầu tiên của Apple không dính phải bất kì ‘gió tanh mưa máu” nào để lên nắm quyền. Trong lịch sử điều hành của Apple, vấn đề về người kế nhiệm luôn thường trực: hãng không có cơ chế nội bộ nào để chuyển giao quyền lực từ CEO này sang CEO kế nhiệm mà không dẫn đến một cuộc nội chiến. Cook nói, “Lần nào cũng vậy, cách mà CEO mới được chọn ra là khi ai đó bị sa thải và có một người mới thế vào.”

Điều này rõ ràng đã khiến Steve Jobs phiền lòng và ông đã nói chuyện với Cook về điều đó ngay trước khi qua đời. “Steve muốn quá trình kế nhiệm CEO trở nên chuyên nghiệp hơn” – Cook nói. “Tôi tin rằng đó là ưu tiên hàng đầu của ông ấy khi quyết định trở thành người cầm quyền, và có lẽ anh ấy cũng nghĩ rằng sẽ cần một thời gian dài để điều đó có thể xảy ra.” Nhưng như chúng ta đã biết, hiện thực đã chứng minh là không phải vậy.

Khi biết ông ấy tự mình chọn người kế nhiệm, có lẽ bạn sẽ nghĩ Jobs sẽ chọn ai đó giống mình, nhưng sự thật là ông ấy và Cook – người từng là COO của Jobs tại Apple – hoàn toàn trái ngược nhau ở nhiều mặt. Jobs ồn ào, nóng nảy, khó đoán, phóng khoáng và thường không cạo râu còn Cook thì không như vậy. Anh ấy trông không giống CEO của Apple, anh ấy trông giống một sản phẩm của Apple hơn: trầm lặng, ngăn nắp, cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời cũng rất ấm áp và mến khách. Anh ấy trông không giống Jobs, anh ấy trông giống một sản phẩm mà Jobs đã tạo ra. Mái tóc trắng của Cook có thể được thiết kế bởi Jony Ive và được chế tạo ở Trung Quốc bằng nhôm chải.

Và giống như một sản phẩm của Apple, Cook chạy mượt mà và nhanh chóng. Khi Jobs qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2011 vì bệnh ung thư tuyến tụy, đã có những câu hỏi được đặt ra về việc liệu Cook có thể lãnh đạo Apple hay không. Một số người, bao gồm cả tôi, tự hỏi liệu Apple có còn là một công ty tiềm năng nếu không còn Jobs hay không. Nhưng từ khi mới nhậm chức, Cook đã bắt đầu thực hiện công việc kinh doanh của mình mà dường như không bị áp lực khi là người kế nhiệm một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử. Thành tích của Cook không phải là hoàn hảo, nhưng ông đã thực hiện một cách xuất sắc việc nâng cấp một cách toàn diện và có hệ thống cho từng dòng sản phẩm chính của Apple đi kèm cú bứt phá về lợi nhuận cho công ty mà chỉ có thể được miêu tả là mang tính lịch sử.

Vào ngày Jobs qua đời, Apple được định giá 351 tỷ USD; tại thời điểm tin tức này được thông cáo báo chí, giá trị vốn hóa thị trường của nó nâng lên 488 tỷ USD, cao hơn cả Google và Microsoft. Cộng thêm việc Apple hiện có giá trị cao hơn đáng kể so với các công ty đó khi cộng lại. Chỉ riêng nguồn tiền mặt tích trữ của Apple đã lên tới hơn 120 tỷ đô la. Tin tức này được đưa ra vào năm 2011 khi Apple vượt qua Exxon Mobil và trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Bây giờ Exxon Mobil hầu như không thể nhìn thấy đèn chiếu hậu của Apple ở đằng xa khi họ đang ở vị trí dẫn đầu với 83 tỷ đô la.

Và Cook đã làm theo cách của mình. Jobs nổi tiếng là người quá khích: ông ấy có thể tiến về phía bạn từ bên kia phòng, nhướng đôi lông mày như tia chớp, và ông ấy nạt nộ bạn cho đến khi bạn đồng ý với ông ấy hoặc giả vờ đồng ý, chỉ để khiến ông ấy dừng lại. Tuy nhiên, đó không phải là cách Cook vận hành công ty. Ông ấy là một người quyến rũ với chất giọng Miền Nam đặc trưng, chậm rãi và nhẹ nhàng. Có người đã từng thấy ông nháy mắt. Ông ấy không phải là người sẽ tiến đến bạn mà ông đợi bạn đến với mình. Và sớm muộn gì bạn cũng sẽ làm vậy, không phải vì bắt buộc mà là vì bạn muốn thế.

Bản thân Cook không muốn tập trung quá nhiều vào sự tương phản. “Tôi nghĩ rằng cũng có một số khác biệt khá rõ ràng.” ông nói. (Ông cười khúc khích trước cách nói giảm nói tránh này.) “Cách chúng tôi cư xử rất khác nhau. Tôi đã quyết định từ thời điểm bắt đầu – rất lâu trước khi Jobs nói chuyện với tôi về quyết định chuyển chức danh CEO – rằng tôi sẽ luôn là chính mình. Điều đó khiến tôi có thể làm tốt công việc của mình.”

Đó là điều Jobs muốn. Ông ấy không muốn Cook trở thành một sản phẩm nhái của mình. Ông muốn Cook là Cook. “Ông ấy nói, ‘Từ hôm nay trở đi, đừng bao giờ hỏi tôi sẽ làm gì. Chỉ cần làm những gì được cho là đúng đắn.’ Tôi xin đưa ra một vài ví dụ: ‘Giả sử A – bạn có thực sự muốn tôi thực hiện cuộc gọi không?’ Có, có chứ! Anh ấy đã bàn về Disney và những gì anh ấy thấy đã xảy ra với Disney [sau khi Walt Disney qua đời], và anh ấy không muốn điều tương tự xảy ra với Apple.”

Thực chất, Cook cũng có một vài điểm chung với Jobs. Ông ấy là một người nghiện công việc, và không thuộc dạng trị liệu phục hồi. Ông thức dậy lúc 3h45 mỗi sáng (“Vâng, mỗi buổi sáng đấy”), xử lý e-mail trong vòng một giờ, nghe một bản nhạc như được lấy trộm từ những chiếc xe East Coasters lười nhác cách ông 3 múi giờ, sau đó đến phòng tập thể dục, rồi đến Starbucks (để xử lý thêm e-mail), sau đó làm việc. “Vấn đề là, khi bạn yêu thích công việc mình làm, bạn không thực sự coi đó là công việc. Đó là những gì bạn làm. Và đó cũng là điều may mắn khi tôi tìm thấy chính mình ở nơi đây.”

VLAB lược dịch

 Link bài viết: https://poy.time.com/2012/12/19/runner-up-tim-cook-the-technologist/