Vào ngày 4 tháng 1 năm 2023 tại Đại học Thủy Lợi, Hà Nội, Việt Nam, Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc điều hành của Diễn đàn Toàn cầu Boston đã trình bày ý tưởng về một cộng đồng toàn cầu được khai sáng và có tính kết nối hơn, nơi tri thức, thông tin và công nghệ được chia sẻ và sử dụng để nâng cao đời sống của mọi người. Ý tưởng này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo, để thúc đẩy các giá trị Khai sáng Toàn cầu và cải thiện các khả năng vận hành xã hội.
Ông tập trung vào nội dung “Đại học trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu”, bao gồm:
- Tạo dựng hệ sinh thái học tập trọn đời – mỗi một công dân là một nhà sáng tạo, học tập gắn liền với việc gây dựng cuộc sống và con đường của chính họ.
- Tham gia kiến tạo Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu: cùng xây dựng hạ tầng Nền kinh tế Khai sáng Toàn cầu trên nền tảng của nền kinh tế dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo
- Tiên phong xây dựng Văn hóa Khai sáng Toàn cầu
- Tiên phong ứng dụng AI, blockchain, dữ liệu vào giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và quản lý bậc đại học.
Mô hình đại học mới trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu có thể sẽ tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục toàn diện, nhấn mạnh tư duy phản biện, nghiên cứu liên ngành và khả năng định hướng trong thế giới đang ngày một đổi thay. Việc này có thể bao gồm sự chú trọng hơn vào việc thử nghiệm mô hình học tập trọn đời và giải quyết vấn đề thực tế, cũng như tích hợp các công nghệ mới và nền tảng kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm học tập. Ngoài ra, trường đại học có thể sẽ chú trọng hơn vào việc bồi dưỡng góc nhìn toàn cầu, khuyến khích sinh viên đi du học cũng như trải nghiệm đa dạng các nền văn hóa với những quan điểm độc đáo. Một trường đại học như vậy sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức và tư duy cần thiết để phát triển trong một thế giới kết nối và thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế dữ liệu qua việc tiến hành nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực như khoa học dữ liệu (Data Science), học máy (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI). Các trường cũng có thể cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo cho sinh viên cũng như các chuyên gia để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết khi làm việc trong nền kinh tế dữ liệu. Ngoài ra, các trường đại học có thể thúc đẩy hợp tác và trở thành đối tác với ngành công nghiệp cũng như chính phủ để áp dụng nghiên cứu và chuyên môn của họ vào các vấn đề hiện hữu trong đời sống, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Mục đích cốt lõi của việc này là để tạo ra một hệ sinh thái nơi mọi công dân đều được tiếp cận với kiến thức và tài nguyên cần thiết để trở thành nhà sáng tạo kiến thức dữ liệu, đồng thời cũng là nơi mà việc sử dụng dữ liệu có trách nhiệm là cốt lõi của nền văn hóa. Hệ sinh thái này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế dữ liệu, cuối cùng là hỗ trợ cải thiện đời sống của mọi công dân.Mời bạn đọc thêm về buổi thuyết giảng này tại: https://www.tlu.edu.vn/tin-tuc/talk-dai-hoc-trong-ky-nguyen-khai-sang-15531
VLAB lược dịch
Link bài viết: https://bostonglobalforum.org/news/boston-global-forum-ceo-speaks-about-universities-in-the-age-of-global-enlightenment/