Home » Câu chuyện và con người » Nguyễn Anh Tuấn – Sáng kiến toàn cầu dẫn dắt về AI

Nguyễn Anh Tuấn – Sáng kiến toàn cầu dẫn dắt về AI

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Đồng sáng lập kiêm CEO của Diễn đàn Toàn cầu Boston

 

Điểm chính

  1. Nguyễn Anh Tuấn là nhà lãnh đạo và doanh nhân có tầm nhìn, đồng thời là gương mặt quen thuộc trong giới công nghệ. Trước khi công chúng bắt đầu truy cập vào World Wide Web, ông đã ngồi hàng ghế đầu trong hầu hết các phát triển công nghệ hình thành vào những năm 90 và thúc đẩy xã hội áp dụng tự động hóa dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, ông tận dụng những hiểu biết của mình về rủi ro và tiềm năng của AI để phát triển các hệ thống giúp cải thiện đời sống con người trong tương lai.
  2. Môi trường xã hội, kinh nghiệm và niềm đam mê công việc đã làm nên con đường trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc. Đóng góp đáng chú ý nhất của ông là bài phát biểu chính tại Hội nghị thượng đỉnh C20 – G20 Ấn Độ 2023. Ông chia sẻ rằng sự hỗ trợ, động viên đến từ gia đình, đồng nghiệp, đối tác và bạn bè đã có những tác động tích cực tới ông, điển hình trong việc cộng tác với những người có cùng chí hướng, khám phá thị trường mới, đón nhận những nền văn hóa và ý tưởng mới, đồng thời truyền bá tư tưởng của mình.
  3. Với ông Tuấn, một thế giới lý tưởng là một thế giới được khai sáng, nơi mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng công nghệ AI; đồng lòng hướng về mục tiêu chung – hướng tới Xã hội vạn vật Trí tuệ nhân tạo (AIWS). Ông tham mưu cho các nhà lãnh đạo và doanh nhân về những lợi ích đi kèm rủi ro của AI; ông cho rằng hiểu biết là bước đầu tiên để hướng tới một tương lai phát triển vững chắc. Việc tích hợp AI vào xã hội, điển hình trong kinh doanh, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v., sẽ đòi hỏi sự hợp tác đa phương để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Giới thiệu

Hãy tưởng tượng bạn đang xem tin tức và tất cả những gì bạn có thể thấy là sự tích cực – không có những tin tức về chiến tranh, nghèo đói, đói khát hay phân biệt đối xử. Hãy tưởng tượng rằng những gì bạn biết đến chỉ có hòa bình và tiếng cười, khí hậu mát mẻ và chất lượng đời sống cao. Đây có vẻ như một giấc mơ viển vông, phải không? Vâng, đối với Nguyễn Anh Tuấn, khả năng của AI là vô tận. 

Bằng những kinh nghiệm của mình trong công việc kinh doanh và trong lĩnh vực kinh doanh, ông đã chứng mình rằng việc kết hợp đúng đắn giữa kiến thức và thực tiễn sẽ giúp nâng cao và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

“Chúng tôi nghĩ về thế giới trong tương lai cùng với AI; đó là lí do chúng tôi cần quản lý, điều hướng và tiến bộ từng ngày để cùng nhau tạo nên một thế giới hòa bình và đảm bảo về an ninh.”

Nguyễn Anh Tuấn là Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), một tổ chức phi chính phủ tập trung nghiên cứu việc tích hợp AI và công nghệ kỹ thuật số khác vào các giải pháp có tác động lớn lên xã hội.

Ông cũng là Đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành và Tổng biên tập đầu tiên của Báo VietNamNet – một tờ báo điện tử tại Việt Nam và Xã hội Vạn vật Trí tuệ nhân tạo (AIWS) – mô hình bảy lớp của thế giới, một xã hội bén rễ từ ứng dụng AI với tầm nhìn hướng tới Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu – một nền tảng tạo ra nhận thức và giáo dục về AI để đảm bảo một tương lai phát triển bền vững toàn cầu. Nguyễn Anh Tuấn là thành viên Ban điều hành của Viện Lãnh đạo và Đổi mới Sáng tạo Michael Dukakis (MDI), nơi tập trung vào phát triển thế hệ lãnh đạo khoa học – công nghệ mới và cung cấp các chuẩn mực đạo đức cho các nhà sáng tạo, tiên phong trong tương lai nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh toàn cầu, chú trọng phát triển ý tưởng và thực hiện các sáng kiến giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo..

Bản thân ông Tuấn là một phần của sáng kiến với mục tiêu cải thiện xã hội. Ví dụ: ông cộng tác và hợp tác với các nhà lãnh đạo từ nhiều ngành khác nhau, khơi gợi sự quan tâm của họ với tư tưởng về một thế giới phát triển bền vững dựa trên công nghệ AI. Những đóng góp của ông để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn được thể hiện rõ ràng nhất qua các chính sách và bộ quy tắc ứng xử về an ninh mạng

 

AI vì một xã hội tân tiến: Truyền bá thông điệp

Nguyễn Anh Tuấn mang trong mình niềm đam mê nâng cao nhận thức chung về AI và ứng dụng tích cực của nó. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động chủ yếu ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Ấn Độ và Việt Nam, ông vẫn có ý định tăng cường độ hiểu biết toàn cầu và tạo ra tác động toàn cầu đáng kể hơn. Cụ thể, ông Tuấn là đồng tác giả cuốn “Xây lại thế giới – Tạo dựng Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu” vào năm 2021. Cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu sắc về AI, các sáng kiến ​​cho sự thay đổi tích cực và sự khai sáng toàn cầu mới (là cuốn sách phải có trong tủ dành cho các doanh nhân và nhà lãnh đạo).

AI có vô số ứng dụng trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Đầu tiên, công nghệ AI có thể điều hướng các tập dữ liệu lớn đến các phần nhỏ và các kết nối ít rõ ràng hơn để giúp giải quyết vấn đề. Thứ hai, khả năng học hỏi và nắm bắt thông tin quan trọng từ các tập hợp thông tin lớn của AI giúp AI có đòn bẩy trong đổi mới để đưa những phát hiện quan trọng vào các hệ thống mới hơn và hiệu quả hơn (Q.ai – Powering a Personal Wealth Movement, 2023). Những điều này đã được thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nơi AI lọc các thông tin từ bản báo cáo sức khỏe và bảo vệ quyền truy cập cũng như lưu trữ thông tin đó. Có thể thấy, AI mang đến những khả năng vô tận trong chăm sóc sức khỏe, truyền thông, giáo dục, ngân hàng, bán lẻ, đầu tư và sản xuất cũng như các lĩnh vực khác.

“Chúng ta nên nghĩ về AI dưới góc độ xã hội. Nó bao gồm chính trị, kinh tế, kinh doanh, giáo dục, văn hóa và nhiều thứ khác. Chúng ta nên tạo ra một xã hội từ đó vì tương lai của thế giới là do chúng ta tạo nên, kể từ bây giờ, mọi công dân đều có thể đóng góp, cùng cố gắng truyến bá để mọi người tham gia, đóng góp và làm việc cùng nhau.”

 

Hội nghị thượng đỉnh C20

Hội nghị thượng đỉnh C20 là một cơ hội hoàn hảo để bàn luận về việc sử dụng và tầm quan trọng của AI trong việc cải thiện xã hội tương lai. Ví dụ, những người tham dự từ các nhóm xã hội dân sự thuộc các ngành khác nhau trên toàn cầu đã bày tỏ mối quan ngại của họ về việc phát triển các giải pháp lâu dài để phát triển kinh tế và xã hội. C20 cũng là nhóm tham gia hội nghị thượng đỉnh G20. Do đó, hội nghị thượng đỉnh C20 đóng vai trò là cầu nối để chuyển các mối quan tâm của xã hội dân sự lên một diễn đàn toàn cầu có quy mô lớn hơn, chịu trách nhiệm chỉ đạo và thúc đẩy hành động quốc tế.

“Phương châm của C20 là ‘bạn là ánh sáng’. Thật thú vị vì sáng kiến AIWS của chúng tôi liên quan đến việc tạo ra một mô hình cho thời đại khai sáng toàn cầu. Có thể coi khai sáng và ánh sáng là một.”

Nhiều nhà lãnh đạo trên khắp thế giới và từ các ngành công nghiệp khác nhau đã tham dự hội nghị thượng đỉnh. AIWS, thông qua Diễn đàn Toàn cầu Boston, đã trình bày mô hình Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu, một khái niệm được đón nhận rất nhiệt tình. Sự kiện này mang đến lượng người quan tâm lớn và đa dạng, giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội dân sự khi chúng xuất hiện và các biện pháp đối phó áp dụng cho các khu vực khác nhau. Quan trọng hơn, việc quản lý và tổ chức của C20 được thúc đẩy bởi việc nâng cao giá trị thông qua quan hệ công chúng có chất lượng.

 

Nhiệm vụ

Theo Quinn & Thakor (2019), một nhiệm vụ cao cả không chỉ cần tạo ra nguồn tài chính mà còn cần phải tạo ra giá trị lâu dài cho tất cả các bên liên quan. Nó phải là thứ gì đó vượt lên trên lợi ích cá nhân và thúc đẩy các bên liên quan cam kết đạt được một mục đích nhân đạo. Tương tự, sứ mệnh của BGF là thúc đẩy quan hệ toàn cầu và đảm bảo một tương lai phát triển bền vững với tư cách là một xã hội toàn cầu thống nhất. Ví dụ: trong khi hội nghị thượng đỉnh C20 đưa ra các chiến lược khác nhau để đạt được “một trái đất, một gia đình, một tương lai”, BGF tận dụng AI để đạt được các mục tiêu tương tự. Ví dụ, tại Việt Nam, nhân viên và nhà báo của BGF đã rất xuất sắc trong việc đặt nền móng cho một cuộc tranh luận về AI đang diễn ra và trong quá trình mang lại sự ủng hộ của địa phương và khu vực cho ý tưởng này. Những nguyên tắc tương tự đã làm nên thành công của BGF tại thị trường Ấn Độ, nơi các dự án AI và các hoạt động khác đã hình thành nhằm mang lại sự yên bình và an ninh cho người dân. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo có tư tưởng cởi mở ở Ấn Độ đã khơi dậy các cuộc tranh luận công khai về khái niệm AI đa dạng, nâng cao chia sẻ kiến thức và chỉ ra những quan niệm sai lầm phổ biến. Những cuộc tranh luận như vậy đã nâng cao khả năng suy luận, nhận định về AI. Nhiệm vụ đã thu hút được sự quan tâm lớn ở Ấn Độ vì dựa trên tấm lòng, sự tôn trọng và thái độ tích cực được chia sẻ. Do đó, việc Ấn Độ tiếp nhận các dự án như vậy sẽ là chuẩn mực cho các khu vực khác.

 

Quan hệ hợp tác

Ông Tuấn thừa nhận tầm quan trọng của việc có được những đối tác cùng chí hướng để tiến đến mục tiêu. Niềm hứng thú của các nhà lãnh đạo Ấn Độ với tác động toàn cầu của BGF đã khiến họ tham gia và cống hiến cho dự án bằng cách chia sẻ và cung cấp thông tin. Trọng tâm của Ấn Độ là thúc đẩy cải thiện xã hội thông qua giá trị kinh tế được hỗ trợ bởi công nghệ. Các nhà lãnh đạo thế giới khác như Elizabeth – bộ trưởng người Pháp, và các nhà lãnh đạo cấp cao, tổng thống, thủ tướng từ Câu lạc bộ Madrid và Cộng đồng Khai sáng Toàn cầu, cũng đang hợp tác với BGF, tạo thêm lực kéo ở châu Âu và các khu vực khác.

Từ Hội nghị thượng đỉnh C20 – G20, BGF đã hiểu được giá trị và ý nghĩa mà BGF mang lại cho thế giới. Phản hồi từ khán giả và cam kết mà hầu hết các nhà lãnh đạo thể hiện đối với quan hệ đối tác cho thấy tinh thần cống hiến chung của những người tham dự đối với việc đóng góp cho mô hình. Như thể vẫn chưa đủ, hầu hết mọi người đều sẵn sàng hợp tác trong sáu năm và muốn cung cấp sự hỗ trợ cũng như nguồn lực của mình để hiện thực hóa Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu.

 

Sử dụng AI để tạo dựng một tương lai phát triển bền vững

Để tiến đến một tương lai phát triển bền vững, xã hội cần hiểu những lợi ích và rủi ro mà việc sử dụng AI mang lại. Ngày nay, góc nhìn hạn chế khiến hầu hết mọi người chỉ xem AI như một công cụ dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, phạm vi hạn chế khiến hầu hết người dùng mù quáng trước những ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm lên xã hội lớn hơn. Họ không hiểu được quy mô tác động của AI đối với xã hội và cuộc sống. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu vai trò của xã hội trong việc làm cho AI trở nên hữu ích hơn cho chúng ta. Chỉ khi đó mọi người mới có thể cam kết chung trong việc tối ưu hóa việc sử dụng AI để cải thiện chất lượng cuộc sống và hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Hơn nữa, cam kết như vậy có nghĩa là chia sẻ kiến thức và tài nguyên xuyên biên giới để phát triển công nghệ AI tối ưu. Vì lý do đó, Ông Tuấn tham gia vào các cuộc thảo luận và đảm bảo mối quan hệ đối tác để tăng cường luồng tài nguyên và kiến thức vào các dự án tích hợp AI.

“Với mô hình AIWS, chúng tôi đã thiết lập các giá trị, tiêu chuẩn nền tảng và khế ước xã hội cho NIH, qua đó chúng tôi mong muốn một thế giới nơi mọi người có thể sinh sống hạnh phúc.”

Mô hình AIWS đang dần được tiếp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, cần có thêm nguồn lực và người tham gia để đạt được tiềm năng dự kiến trên toàn cầu. Do đó, các bên liên quan ở các khu vực và ngành khác nhau hiện đều sẵn sàng hỗ trợ. Đóng góp các ý tưởng và giải pháp đa dạng; đồng thời tích hợp chúng thành các giải pháp hoàn thiện là điều kiện tiên quyết để tiến đến một xã hội phát triển bền vững. Những quan hệ đối tác và hợp tác như vậy là điều mà Ông Tuấn tin rằng sẽ giúp xã hội định hướng được những bất ổn trong tương lai.

 

Bài phát biểu 

Trọng tâm của Nguyễn Anh Tuấn là đánh giá các giải pháp AI hiện hữu để xác định nhu cầu trong tương lai, nâng cao nhận thức và tích hợp chuyên môn kỹ thuật cũng như nền tảng chuyên môn vào các giải pháp thực tiễn. Do đó, ông điều hướng bài phát biểu bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các cấu trúc xã hội lý tưởng. Do đó, bài phát biểu của ông đã vượt qua cá nhân để bàn về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phát triển phù hợp và biến đổi khí hậu, đồng thời mong muốn cung cấp các giải pháptích hợp AI nhằm giải quyết các vấn đề xã hội tương tự.

Ngày nay, BGF tìm cách đoàn kết bốn nước chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu: Nhật Bản, EU-Anh, Ấn Độ và Mỹ. Ngoài ra, tổ chức cũng tìm cách đảm bảo các mối quan hệ đối tác sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng sang 10 quốc gia khác, bao gồm Mexico, Philippines, Brazil, New Zealand và Indonesia, cùng nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hạn chế hiện tại của BGF là không có khả năng quản lý và theo dõi việc lạm dụng AI của các tổ chức và chính phủ. Tuy nhiên, BGF tự tin rằng sẽ có thể xây dựng cơ sở nguồn lực để giúp phân bổ đủ kinh phí và kỹ năng cần thiết cho hoạt động giám sát trong những năm tiếp theo.

 

Đón nhận những quan điểm mới

BGF đang kết nối với nhiều tổ chức trên khắp thế giới mở rộng hoạt động và nhận thêm hỗ trợ. Horizon Search là một trong những tổ chức hợp tác mới với BGF; tổ chức này đã có những nỗ lực giúp AI hoạt động hiệu quả hơn. Các nhóm và cá nhân khác cũng đang làm việc cùng với nhóm và tham gia vào cộng đồng khai sáng toàn cầu. Nhờ đó, họ có thể tích hợp các lợi ích của AIWS vào các cải tiến hoạt động trong doanh nghiệp của mình.

Ví dụ: các đối tác của BGF và AIWS có quyền truy cập vào các công cụ đánh giá AI, quản lý dữ liệu hiệu quả và tích hợp dữ liệu chiến lược để mang lại cho các nhà lãnh đạo tỷ suất hoàn vốn (ROI) tốt hơn. Tương tự, nghiên cứu của MIT chỉ ra rằng các tổ chức đầu tư vào AI sẽ có thể khám phá nền văn hóa dựa trên dữ liệu, quản lý và chia sẻ dữ liệu nội bộ và bên ngoài cũng như các khuôn khổ nâng cao nghiệp vụ, nhằm cải thiện giá trị mà họ tạo ra từ hoạt động (Eastwood, 2023).

 

Khuyến nghị

Từ những lợi ích trên, việc hợp tác với BGF cũng là cửa ngõ dẫn vào thế giới tiềm năng vô tận của AIWS. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét vai trò của hai tổ chức trước khi đưa ra quyết định.

BGF chứa đựng toàn diện nhiều chủ đề và vấn đề. Nền tảng này cung cấp cho các cá nhân và tổ chức khả năng thành lập nhóm và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Là một cộng đồng khai sáng toàn cầu, nó mang đến cơ hội làm việc với những người điều hướng các sự kiện toàn cầu lớn như C20 và G20. BGF tập trung chung vào nhiều vấn đề và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. Mặt khác, AIWS tập trung vào tương lai của thế giới với việc sử dụng AI. Do đó,  đối với một số công ty,  hợp tác với BGF và AIWS có nghĩa là tận dụng tối đa cả hai lợi ích.

“Chúng tôi cần thêm nguồn lực, con người và công ty để tham gia và đóng góp cùng nhau.”

Với tư cách là đối tác của BGF, việc học cách làm việc cùng nhau, nâng cao nhận thức và giáo dục xã hội sẽ có tầm quan trọng đáng kể đối với chương trình giáo dục khai sáng toàn cầu. Sự đóng góp, tích hợp các ý tưởng, kiến thức sẵn có và nguồn lực từ các nơi khác nhau trên thế giới cũng như làm việc với các chuyên gia như giáo sư MIT và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ mang lại tiêu chuẩn học tập cao và hữu ích.

BGF thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân và đổi mới xã hội. Hầu hết người dùng đều phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm AI mới vì mô hình AIWS dạy các phương pháp tiếp cận thực tế và quen thuộc mà họ có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Thành phố AIWS, một mô hình của AIWS, nơi các nhà lãnh đạo đáng kính và các nhà tư tưởng xuất sắc cùng nhau xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh tế, xã hội, giáo dục và văn hóa bằng cách sử dụng các ứng dụng rộng rãi và có lợi của trí tuệ nhân tạo, công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu, v.v., Kết quả là, những ý tưởng mới được tạo ra, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày một phát triển, đóng góp vào nền kinh tế chung toàn cầu. 

BGF phát triển một hệ sinh thái tập hợp các giá trị, ý tưởng, mối quan tâm và vấn đề khác nhau, tích hợp chúng để đưa ra các giá trị chung có lợi cho mọi thành viên. Do đó, luôn có chỗ cho những ý tưởng mới trong BGF, khiến nó trở nên lý tưởng cho bất kỳ doanh nhân hoặc cá nhân nào đang tìm cách nâng cao hoặc đóng góp cho một xã hội phát triển sử dụng công nghệ AI để điều hướng.

 

Kết luận

Nguyễn Anh Tuấn là hình mẫu của một doanh nhân và chuyên gia có mục tiêu, đam mê. Với kỹ năng và kinh nghiệm từ việc lãnh đạo nhiều tổ chức, ông tập trung vào AI, sự an toàn của AI và lợi ích của AI cho các cá nhân, tổ chức và xã hội nói chung. Ông cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về vị trí của AI trong sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức về AI, khả năng tiếp cận bình đẳng và môi trường giám sát để sử dụng an toàn và hiệu quả giữa các cá nhân và tổ chức. Thế giới chỉ có thể tốt đẹp hơn nếu chúng ta đặt sự khác biệt sang một bên và hướng tới đạt được mục tiêu phát triển chung: một thế giới mơ ước.

Với Ông Tuấn, tầm nhìn thôi chưa đủ nếu thiếu sự hỗ trợ để hiện thực hóa nó. Ông thể hiện phương châm ‘không ai sống một mình’ qua tình cảm đối với gia đình, nhân viên làm việc và đồng nghiệp cũng như các đối tác đã đưa ra sự hỗ trợ to lớn trong suốt hành trình nỗ lực của ông. Tương tự, ông cũng chỉ ra rằng sự đa dạng là rất quan trọng trong bất kỳ dự án nào vì những quan điểm và ý tưởng mới mẻ mà nó mang lại, đặc biệt là khi phát triển các giải pháp độc đáo và quan trọng.

Chúng ta có thể tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc sử dụng AI. Sáng kiến khai sáng toàn cầu tập trung vào việc nâng cao nhận thức về AI cũng như những ưu và nhược điểm của nó, nhằm giúp quản lý, đánh giá và theo kịp xu hướng một cách hợp lý. Do đó, các sáng kiến BGF và AIWS là nơi khởi đầu hiệu quả khi chúng ta chuẩn bị cho một tương lai do AI thúc đẩy trong doanh nghiệp, công việc và xã hội của chúng ta.

 

Tham khảo

Eastwood, B. (3/4/2023). Making the most of AI: The latest lessons from MIT Sloan Management Review. 

MIT Sloan. https://mitsloan.mit.edu/ideas-made-to-matter/making-most-ai-latest-lessons-mit-sloan-management-review 

Q.ai – Powering a Personal Wealth Movement. (17/2/2023). Is artificial intelligence good for society? 

Forbes. https://www.forbes.com/sites/qai/2023/02/16/is-artificial-intelligence-good-for-society/?sh=6932b23a4c9b

Quinn, R. E., & Thakor, A. V. (27/11/2019). How to help your team find their higher purpose. Harvard 

Business Review. https://hbr.org/2018/07/creating-a-purpose-driven-organization

 

VLAB lược dịch

Nguồn: https://www.horizonsearch.co/post/ai-vanguard-the-global-initiative-for-positive-change