Một khung chương trình học có thể giúp sinh viên hiểu được quá trình chuyển giao từ giáo dục đại học sang môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như hỗ trợ họ có được một trải nghiệm toàn diện của cuộc sống đại học
Alexandra Osika, Stephanie MacMahon, Jason M. Lodge, Annemaree Carroll
Đại học Queensland
Có lẽ thách thức và cơ hội lớn nhất của một nền giáo dục đại học là việc có thể tích hợp kiến thức để biến chúng thành ý niệm về bản ngã và con người. Việc có được một thế giới quan rộng lớn hơn khi tự đưa mình vào những trải nghiệm đầy thử thách với những ý tưởng mới chính là cốt lõi cho sự thành công của sinh viên. Quá trình này bao gồm việc tự đặt câu hỏi, đưa ra câu hỏi và hình thành nhận thức về ý nghĩa của những trải nghiệm giáo dục bậc cao đối với bản sắc nghề nghiệp mới hình thành. Nói một cách tổng quát hơn, nó là sự phát triển trong nhận thức về quá trình “thành công” này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống cộng đồng, xã hội và thế giới. Mặc cho tầm quan trọng của nó, có rất ít chỉ dẫn để phát huy điều này được tốt nhất.
Giáo dục đại học không chỉ đơn thuần nằm dưới dạng kiến thức: đó là về cách kiến thức đó có thể biến đổi trở thành bản sắc riêng và ý niệm về bản ngã của sinh viên. Các trường đại học thường dành phần lớn sự chú ý vào việc tiếp thu kiến thức của sinh viên. Thời gian còn lại thông thường không còn nhiều để sinh viên có thể hiểu được những ý nghĩa triết học to lớn hơn của việc thu nhận kiến thức và tích hợp chúng vào cuộc sống của mình. Sự cân bằng giữa kiến thức thu được và sự hiểu biết thực tế trong một bối cảnh rộng hơn cũng có thể thay đổi tùy theo các nguyên tắc chuyên môn.
Tại sao chúng tôi lại phát triển Khung Chương trình học Đại học
Khung Chương trình học Đại học (HELF) là nguồn tổng hợp các chương trình giáo dục hiện có, tài liệu và hiểu biết sâu sắc từ các chuyên gia trong giáo dục đại học. Sử dụng lăng kính khoa học về học tập, HELF vạch ra bảy nguyên tắc học tập, bao gồm cả “Học để thành công”. Mặc dù không mang tính quy định nhưng HELF có thể giúp định hình cách chúng ta nghĩ và thiết kế việc dạy cũng như học trên đại học. Nó bao gồm những ứng dụng thực tiễn hữu ích đi kèm dẫn chứng cho giáo viên và học sinh, cũng như lý thuyết tổng quan của mỗi nguyên tắc học tập.
- Nguyên tắc 2: Học theo bối cảnh: liên kết việc học với thế giới thực
- Nguyên tắc 3: Cảm xúc và việc học: cảm xúc đóng vai trò gì trong cách học và lý do học tập của học sinh?
- Nguyên tắc 4: Học tập tương tác: làm việc nhóm là nền tảng
Học tập là một quá trình để thành công
Nguyên tắc “Học để thành công” cho thấy cách trải nghiệm học tập ở giáo dục đại học có thể thay đổi người học. Học sinh tiếp tục phát triển bản sắc của bản thân và cách họ liên hệ với thế giới khi họ “trở thành” các chuyên gia và người học trọn đời. Nói cách khác, học sinh tiếp tục phát triển sự hiểu biết của mình về bản thân và làm thế nào để họ biết là mình đã biết những gì.
“Học để thành công” nêu bật cách mà trải nghiệm giáo dục đại học có thể giúp sinh viên tiếp thu và tích hợp kiến thức và kỹ năng, xây dựng năng lực cho tư duy sáng tạo và các cuộc phản biện, đồng thời liên kết việc học và tư duy với ứng dụng thực tiến của họ vào công việc. Sự cân bằng giữa hai yếu tố này trong quá trình học đại học không chỉ nâng cao trải nghiệm cho sinh viên mà còn cho thấy giáo dục đại học không chỉ là một danh mục được đánh dấu sau đó bị lãng quên sau khi sinh viên tốt nghiệp và bước vào nơi làm việc.
Làm thế nào chúng ta có thể triển khai “Học để thành công” vào giáo dục đại học?
Xác định các chủ đề trong chương trình giảng dạy của bạn có thể biến đổi về mặt khái niệm hoặc triết học đối với sinh viên. Trình bày những chủ đề chính này cho học sinh. Chúng có thể được lưu ý trong các mục tiêu học tập của sinh viên. Hỏi sinh viên của bạn xem họ thấy những khía cạnh nào trong nghiên cứu của họ có thể biến đổi.
- Hãy nghĩ xem các lớp học của bạn quan trọng như thế nào đối với học sinh. Làm thế nào để chúng ảnh hưởng đến sự tự nhận diện của sinh viên và bản sắc nghề nghiệp mới hình thành? Làm thế nào để sinh viên hiểu được ý nghĩa của việc trở thành một nhà hành nghề hoặc một chuyên gia? Thiết kế các hoạt động học tập, đánh giá và thảo luận để khám phá những ý tưởng này. Ví dụ, tạo cơ hội cho học sinh khám phá cách các lớp học ảnh hưởng và tác động đến bản thân, những giả định, niềm tin, tương tác bên ngoài, nhận thức và hành vi trong lớp cũng như ngoài lớp.
- Kết hợp việc tự đánh giá vào các hoạt động học tập hoặc chấm điểm. Sinh viên có ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng và xã hội? Ngược lại, xã hội và cộng đồng có ảnh hưởng thế nào đến sinh viên? Nếu hoạt động này có thể diễn ra xuyên suốt quá trình học của họ, sinh viên có thể đọc lại những bài đánh giá trước đây của mình để xem sự hiểu biết của bản thân đã phát triển như thế nào. Các hoạt động tự đánh giá có thể được tích hợp chính thức như một hoạt động trong giờ học hoặc như một câu hỏi của bài luận.
- Tạo ra các hoạt động học tập và đánh giá liên quan đến bối cảnh chung của cộng đồng và xã hội. Làm thế nào học sinh có thể chuyển kiến thức của họ vào những bối cảnh đó? Một sinh viên sẽ phải làm thế nào để giải thích cho công chúng về kiến thức và kỹ năng mà họ đạt được qua bằng cấp của mình? Làm thế nào họ có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để tác động đến cộng đồng? Làm thế nào họ có thể giải quyết các vấn đề trong cộng đồng khi mà chúng nằm cả trong lẫn ngoài lĩnh vực nghiên cứu của bản thân?
- Thảo luận về tính điều kiện của kiến thức. Làm thế nào để chúng ta biết mình biết được những gì? Làm thế nào mà điều chưa biết lại có thể được biết đến? Kiến thức chuyên môn đã được bạn trau dồi như thế nào? Kiến thức đó đã được “nâng cấp” như thế nào? Những kiến thức nâng cao đó đã dung hòa thế nào với kiến thức chuyên môn của bạn? Những tiến bộ trong tương lai có thể tác động đến sinh viên như thế nào?
- Khám phá các ví dụ về học tập suốt đời trong lĩnh vực chuyên môn. Các bác sĩ đã tiếp tục tham gia vào các hoạt động giáo dục hoặc phát triển chuyên môn trong suốt sự nghiệp của họ như thế nào? Họ Làm thế nào để theo kịp và phản ứng với những tiến bộ và thay đổi trong lĩnh vực này?
Giáo dục đại học cung cấp trải nghiệm học tập giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết và lối sống bên ngoài lớp học
Bằng cách hỗ trợ học sinh thông qua trải nghiệm sau trung học và hành trình chuyển đổi, các giáo viên có thể giúp học sinh trong việc suy nghĩ về giáo dục đại học “Tôi cần biết gì để vượt qua bài kiểm tra này?” Giáo dục là một phần của cuộc sống, và học tập là suốt đời. Nó luôn được duy trì dù ở trong bối cảnh và môi trường nào. Giáo dục đại học cũng chỉ đơn giản là một trong những bối cảnh đó.
Annemaree Carroll là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Học tập của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học; Stephanie MacMahon là giám đốc chương trình của Phòng thí nghiệm Học tập; Jason M. Lodge và Alexandra Osika đang lãnh đạo công việc của Phòng thí nghiệm Học tập trong lĩnh vực giáo dục đại học. Phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Học tập, nằm trong Trường Giáo dục tại Đại học Queensland, tập hợp các nhà nghiên cứu đa ngành và các đối tác liên chuyên nghiệp với mục đích chuyển đổi việc học trong theo thời gian.
How higher education transforms learners and develops self-identify (timeshighereducation.com)
VLAB lược dịch