Home » Tin tức » Điểm nổi bật trong cuộc thảo luận về Hoa Kỳ – EU – Nhật Bản – Ấn Độ: Trụ cột cho các sáng kiến về hòa bình và an ninh thế giới

Điểm nổi bật trong cuộc thảo luận về Hoa Kỳ – EU – Nhật Bản – Ấn Độ: Trụ cột cho các sáng kiến về hòa bình và an ninh thế giới

Ngày 23 tháng 10 năm 2022

Các nhà lãnh đạo Khai sáng Toàn cầu: Thống đốc Michael Dukakis, Giám đốc điều hành BGF Nguyễn Anh Tuấn, các Giáo sư MIT Alex Sandy Pentland và Nazli Choucri, Chủ tịch Tổ chức xuyên Đại Tây Dương Latvia (LATO) – Zaneta Ozolina, và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama, đã phát biểu tại Phiên họp “Hoa Kỳ – EU – Nhật Bản – Ấn Độ: Trụ cột cho hòa bình và an ninh thế giới” tại Hội nghị Riga 2022. Một số điểm nổi bật của sáng kiến này là:

  1. Nguyên tắc:
  • Để tạo ra các nền kinh tế sáng tạo với công nghệ tiên tiến làm hình mẫu cho thế giới. Sáng kiến này là trụ cột của nền kinh tế công nghệ và sáng tạo
  • Để duy trì các quy tắc, tiêu chuẩn và giá trị cần thiết cho hòa bình cũng như an ninh thế giới
  • Áp dụng và mở rộng các quy tắc, tiêu chuẩn và giá trị cho các quốc gia tiếp nhận cơ hội, cam kết và giá trị mà nhóm này đại diện cho.
  • Vai trò, tiếng nói, tác động, quyết định của từng trụ cột phụ thuộc vào đóng góp của họ trong việc xây dựng Trụ cột Hoa Kỳ – EU – Nhật Bản – Ấn Độ vì Hòa bình và An ninh Thế giới, sau đó áp dụng và mở rộng cho các quốc gia chấp nhận mô hình và khuôn mẫu này để tham gia và trở thành Quốc gia Trụ cột vì Hòa bình và An ninh Thế giới.
  1. Nền tảng:
  • Các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị: Được quy ước bởi các Hiệp ước Liên hợp quốc và Khế ước xã hội của Diễn đàn Toàn cầu Boston về Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo (AI) và Giá trị sáng kiến Xã hội Vạn vật Trí tuệ Nhân tạo (AIWS)
  1. Nền kinh tế:
  • Các trụ cột Hoa Kỳ – EU – Nhật Bản – Ấn Độ thống trị nền kinh tế công nghệ và sáng tạo.
  • Mỗi cá nhân đều là những nhà cải cách trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu. Cộng đồng và công dân toàn cầu là nguồn cội của sự sáng tạo.
  • Xây dựng các cộng đồng sáng tạo thuộc những Trụ cột này. Tạo ra một mô hình kinh tế mới hợp tác giữa công và tư để có nguồn lực tối đa, nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn và mới mẻ hơn. Hệ thống kinh tế bắt nguồn từ sự hợp tác công – tư để khuyến khích sáng tạo và mở rộng các ứng dụng công nghệ.
  1. Bảo vệ hòa bình và an ninh:
  • Ủng hộ và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh mạng của tất cả các quốc gia.
  • Thúc đẩy và bảo vệ các tiêu chuẩn cũng như giá trị giữa các trụ cột và ở tất cả các quốc gia.
  1. Giáo dục:
  • Tạo ra Chương trình Sáng tạo trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu cho tất cả mọi người:
  • Khế ước xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo (AI) và Giá trị sáng kiến Xã hội Vạn vật Trí tuệ Nhân tạo (AIWS).
  • Lịch sử thế giới: ngắn gọn, chân thực, độc lập và khoa học.
  • Hệ sinh thái sáng tạo – nơi mọi người đều có thể trở thành một nhà cải cách. Tăng cường năng lực sáng tạo của cộng đồng và cá nhân.
  • Nghệ thuật và Âm nhạc: Giao hưởng và Nhạc thính phòng, nghệ thuật và âm nhạc vì Hòa bình và Hòa giải.
  • Tăng cường sự tôn trọng cũng như sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử và dân tộc của các quốc gia.   

VLAB lược dịch

 

Link bài viết: https://bostonglobalforum.org/news/highlights-of-us-eu-japan-india-the-pillars-for-world-peace-and-security-initiative/