Nền giáo dục Do Thái ở Hoa Kỳ, từ thời thuộc địa cho đến ngày nay
Tại Hoa Kỳ, giáo dục theo truyền thống của Do Thái giáo có một lịch sử phức tạp, bị chi phối bởi nhiều thay đổi trong định hướng và mục tiêu. Từ thời kỳ thuộc địa, khi cộng đồng người Do Thái Sephardic nhỏ bé thành lập trường tư thục đầu tiên, đến các trường giáo đoàn do cộng đồng người Đức gốc Do Thái thành lập vào giữa thế kỷ 19, đến các trường Talmud Torah dựa trên cộng đồng phục vụ những người nhập cư Đông Âu của đầu thế kỷ 20, nền giáo dục Do Thái đã cố gắng đào tạo song song và bổ sung cho hệ thống giáo dục Hoa Kỳ và tạo ra các cơ sở giáo dục lâu dài nhằm bảo tồn và duy trì cuộc sống của người Do Thái như một động lực quan trọng dành cho những thế hệ tiếp theo.
Nền giáo dục Do Thái đã được sử dụng cho cả quá trình Mỹ hóa và bảo tồn văn hóa và truyền thống của người Do Thái ở Châu Âu. Giáo dục Do Thái là nguồn gốc của những tranh cãi và tranh luận về mối quan hệ giữa giáo dục tôn giáo và thế tục.
Trường học Do Thái đầu tiên của Hoa Kỳ
Những người Do Thái theo trường phái Sephardic đầu tiên định cư ở Bắc Mỹ lựa chọn hoặc giáo dục con cái của họ theo một cách riêng tư tại nhà riêng hoặc trả tiền để các con được dạy trong những ngôi trường tư thục. Trong thời kỳ thuộc địa và trong suốt đầu thế kỷ 19, giáo dục không được coi là trách nhiệm chung của người Do Thái.
Ngôi trường chính thức đầu tiên dưới sự bảo trợ của người Do Thái được thành lập tại giáo đường Shearith Israel (Giáo đường Do Thái của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) vào năm 1731 ở Thành phố New York. Tập trung vào nghiên cứu tiếng Do Thái, ngôi trường này (mặc dù gắn liền với giáo đường Do Thái) hoạt động như một thực thể riêng biệt với các khoản phí riêng. Năm 1755, giáo đường Shearith Israel mở rộng chương trình học để thêm vào các chủ đề thế tục, chẳng hạn như các tác phẩm tiếng Anh. Sau khi đóng cửa trong cuộc Chiến tranh Cách mạng, trường mở cửa trở lại và hoạt động như một trường học ban ngày cho đến năm 1821, nhà trường nhận được quỹ nhà nước như một phần của hệ thống trường học chung mới được thành lập của New York cho phép trẻ em Do Thái nghèo được đi học.
Nhìn chung, rất ít giáo đoàn ở thế kỷ 18 thành lập được những tổ chức có thể tồn tại lâu dài. Có một niềm tin chung rằng giáo dục của người Do Thái chỉ mang tính học thêm và thứ cấp. Các nghiên cứu thế tục và tôn giáo được coi là những hoạt động riêng biệt.
Trường học cộng đồng
Vào giữa thế kỷ 19, những người Đức nhập cư Do Thái mới không hài lòng với nội dung và chất lượng của các nghiên cứu Do Thái và bắt đầu thành lập các trường giáo dục ban ngày kết hợp giáo dục thế tục và tôn giáo. B’nai Jeshurun – giáo đường Do Thái Ashkenazic đầu tiên của Thành phố New York trở thành nơi đầu tiên tổ chức trường học ban ngày vào năm 1842. Vài năm sau, Isaac Mayer Wise [một nhân vật nổi tiếng của phong trào Cải cách Hoa Kỳ] thành lập Viện Talmud Yeladim ở Cincinnati; và vào năm 1851, Hiệp hội Giáo dục Do Thái được thành lập tại Philadelphia. Mặc dù ban đầu được kêu gọi rất mạnh mẽ nhưng những ngôi trường này không tồn tại lâu hơn thời kỳ Nội chiến.
Vào những năm 1870, phong trào đi học ban ngày của người Do Thái đã sụp đổ vì nhiều lý do, bao gồm cả lý do thiếu sự phối hợp quốc gia và tính chất nhất thời của dân số Do Thái. Ngoài ra, hệ thống giáo dục nhà nước bắt đầu đáp ứng nhu cầu của nhiều bậc cha mẹ Do Thái.
Vào cuối thế kỷ 19, ngày càng nhiều người Do Thái ở Đức bắt đầu tin rằng các trường học ban ngày của người Do Thái sẽ tạo ra sự phân chia không lành mạnh giữa các cộng đồng Do Thái và những cộng đồng bên ngoài tại một thời điểm khi những người nhập cư Trung Âu và con cái của họ đang trở thành một phần của Hoa Kỳ. Văn hóa Mỹ và giáo dục hòa nhập được coi là một công cụ xã hội hóa.
Đồng thời khi người Do Thái trở nên hòa nhập hơn vào giáo dục phổ thông và giáo dục công cộng, các giáo đường Do Thái bắt đầu phát triển hệ thống giáo dục bổ túc của người Do Thái để hướng dẫn tôn giáo. Rebecca Gratz thành lập trường học Chủ nhật đầu tiên ở Philadelphia, và các giáo đường Do Thái khác bắt đầu các chương trình cả ngày Sabát và buổi chiều. Ảnh hưởng của Cải cách Do Thái giáo, tập trung vào chủ nghĩa phổ quát hơn là đặc thù của Do Thái giáo, có nghĩa là nhiều chương trình Do Thái đã tránh xa giảng dạy tiếng Do Thái và nghiên cứu các văn bản cổ điển ủng hộ thuyết độc thần và các bản dịch Kinh thánh tiếng Anh. Các trường học miễn phí tiếng Do Thái đầu tiên cũng xuất hiện vào thời hậu Nội chiến như một phương tiện cung cấp nền giáo dục Do Thái cho trẻ em của các bậc cha mẹ ít giàu có hơn và để chống lại ảnh hưởng của những ngôi trường truyền giáo Cơ đốc trong các khu dân cư Do Thái.
VLAB lược dịch