Tất cả bắt đầu với những chú hải ly. Khi còn là sinh viên năm ba của trường Đại học Michigan, vào năm 1973, Alex Pentland làm việc bán thời gian với tư cách là một lập trình viên máy tính cho Viện Nghiên cứu Môi trường của NASA. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông – một phần của dự lớn hơn giám sát môi trường – là phát triển một phương pháp đếm hải ly Canada từ ngoài không gian. Chỉ có một vấn đề: các vệ tinh hiện thì chưa đủ hiện đại còn hải ly thì nhỏ. “Những gì hải ly làm là chúng tạo ra các ao,” anh nhớ lại giải pháp cuối cùng của mình, “và bạn có thể đếm số lượng hải ly bằng số lượng ao. Bạn sẽ có được một thước đo gián tiếp nhờ theo dõi lối sống của chúng.”
Những chú hải ly ấy chả mấy chốc đã được đếm hết, và niềm đam mê của Pentland với phương pháp luận cơ bản bén rễ. Liệu có thể, chàng trai 21 tuổi tự hỏi, sử dụng cách tiếp cận tương tự để hiểu con người và xã hội, hay sử dụng các cảm biến để làm sáng tỏ các hành vi xã hội phức tạp? Và khi làm như vậy, liệu chúng ta có thể tìm ra cách để cải thiện trí tuệ tập thể của mình – để tạo ra, theo một nghĩa nào đó, một thế giới phù hợp hơn với nhu cầu của con người, nơi các thành phố và doanh nghiệp như nhau được phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu khách quan để tối đa hóa hạnh phúc và năng suất của chúng ta?
Pentland sẵn sàng dành hẳn 4 thập kỷ để khám phá những câu hỏi đó, tìm cách quan sát mọi người và lối sống của họ từ một máy tính thay vì ngoài không gian. Pentland lý luận rằng bạn không cần phải gần gũi về mặt thể xác hoặc tình cảm để nắm bắt được bản chất của suy nghĩ, hành động hoặc động cơ của họ. “Nếu bạn nghĩ về những người trong phòng đang nói chuyện, bạn có thể nhận ra nhiều điều,” anh ấy chỉ ra. “Anh ấy bị thu hút bởi cô ấy, cô ấy tức giận với anh ấy. Nếu bạn có thể quan sát thật kỹ ai đó trong một ngày, bạn sẽ biết rất nhiều điều về họ mà bạn không cần phải nghe người đó nói một lời nào.”
Trở nên chìm đắm hơn khi tham gia cùng những chú hải ly ngổ ngáo trên từng bước đường chúng đi thực ra có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích: những định kiến mới hình thành sẽ ảnh hưởng đến những gì dữ liệu giác quan khách quan đang nói với bạn. Tất cả những gì bạn thực sự cần, Pentland kết luận khi anh nhìn chằm chằm vào những màn hình vệ tinh đó, là một cảm biến di chuyển theo từng cá nhân và tiếp nhận môi trường, từ dấu hiệu sinh lý đến tín hiệu giọng nói, cho đến những cảnh và âm thanh xung quanh đối tượng suốt cả ngày.
Vào thế kỷ 21, Pentland được biết đến như một trong những người đi đầu quan trọng nhất trong ngành công nghệ thiết bị đeo trên người, ông đã tiên phong và truyền cảm hứng cho sự phát triển của mọi thứ từ Google Glass đến các thiết bị theo dõi thể dục. Nhưng chính từ trong những bước đi ban đầu từ những chú hải ly ấy mà hạt giống cho công nghệ thiết bị đeo trên người như chúng ta biết ngày nay đã được gieo trồng vững chắc.
Sandy (hầu như không ai gọi ông là Alex) gặp tôi trong văn phòng của ông tại Phòng thí nghiệm Động lực học Con người của MIT, một nhóm nghiên cứu khoa học mà ông thành lập và lãnh đạo từ cách đây ba mươi năm. Ông giải thích tên gọi đó là một cách để phân biệt với Alex, Sr., cha của ông. Và cái tên ấy khá là phù hợp, ít nhất là trong hôm nay, với trang phục: áo cổ lọ, giày thể thao, bộ tóc màu xám ướt (trời đang mưa. Ông trông trẻ hơn so với cái tuổi 62 của mình, ông thường dành thời gian vào mỗi buổi chiều để tập thể dục, và vào cuối tuần, khi may mắn, ông sẽ đi bộ đường dài hoặc đi trượt tuyết với vợ và hai con trai. Ông tự hào nói rằng sở thích của họ rất tương đồng với sở thích của ông. Phong thái ung dung của ông – tựa lưng vào góc đi văng, hai chân dang rộng thoải mái, một tay sượt qua lưng ghế sofa – gợi nhớ đến một người chú khả ái nhiều hơn là một nhà khoa học tiên phong được biết đến với biệt danh là ông tổ của công nghệ thiết bị đeo trên người.
Đó là danh hiệu mà ông suýt bỏ lỡ: vào năm 1973, không lâu trước khi có bước đột phá lấy cảm hứng từ hải ly của mình, Pentland bỏ học đại học và làm tài xế xe tải – hành động bị thúc đẩy bởi sự thất vọng với những gì ông coi là yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp. Ông quay lại để hoàn thành chương trình đại học, sau đó bắt đầu theo đuổi bằng tiến sĩ tại khoa tâm lý học của MIT trong một nỗi buồn: bạn gái của ông đang chuyển đi Boston, vì vậy ông đã nộp đơn vào hai trường (MIT và Harvard) trong khu vực. Thay vì soạn thảo một bản mới, ông đã phô tô các mẫu đơn đăng ký đại học của mình từ đơn đăng ký vào Đại học Michigan. Đương nhiên, MIT nhận ông.
Pentland là một sự xuất hiện kỳ lạ trong khuôn viên trường vào năm 1976. Nơi mà các đồng nghiệp của ông hầu hết đến từ thế giới khoa học máy tính và công nghệ, ông mang theo sự quan tâm đến tâm lý con người. Trí tuệ nhân tạo và mô hình tính toán là những chủ đề nóng của thời đại, và vào thời điểm đó, trí tuệ nhân tạo và tâm lý học được đại diện bởi cùng một khoa. Pentland muốn khám phá những giao điểm đó, nhưng ông cũng đã nghiên cứu tâm lý xã hội – cách mà mọi người tương tác và nhận thức lẫn nhau. Ông đã thường làm việc đến đêm khuya, đưa ra các lý thuyết của mình trong tầng cao nhất của phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo, được bao quanh bởi những robot đầu tiên trên thế giới, những máy Lisp sớm nhất (được coi là những trạm máy tính cho một người dùng đầu tiên) và các nguyên mẫu máy in laser: nói tóm lại, nơi đây có những công nghệ không thể tồn tại ở đâu khác và hầu hết thế giới chỉ có thể mơ ước. Vậy tại sao ông đã không thể làm nên những điều tương tự? Sao ông không thể tạo ra thứ mà thế giới chưa từng thấy – máy tính hiểu ý nghĩa của việc trở thành con người? Pentland đã làm việc hướng tới mục tiêu đó trong suốt quá trình làm tiến sĩ của mình, và vào năm 1986, sau khi rời MIT để có một thời gian ngắn làm việc tại Stanford, ông trở lại trường và đặt tên cho phòng thí nghiệm đầu tiên của mình để tôn vinh mục tiêu đó: Nhìn vào Con người.
Ngày nay, công nghệ thiết bị đeo trên người có vẻ như là một sự phù hợp tự nhiên tại MIT. Nhưng 30 năm trước, đó không phải là hướng đi rõ ràng cho một nhà nghiên cứu mới đúc – các nhà khoa học máy tính đã làm việc với máy tính; các nhà khoa học xã hội đã làm việc với mọi người. Pentland nói: “Các ứng dụng như nhận dạng khuôn mặt hoặc giao diện người dùng không phải là thứ mà họ đã làm.” Công nghệ thiết bị đeo trên người vốn mang tính xã hội, công nghệ máy tính thì không. Khi Phòng thí nghiệm mở cửa, những người trong ngành khoa học máy tính đều nghĩ rằng bất cứ thứ gì kể cả về khía cạnh xã hội đều không liên quan.”
Thuyết phục họ khó vô cùng. Xin tài trợ cho bất cứ nghiên cứu nào vốn cũng đã khó rồi; các kênh học thuật thông thường đã từ chối ngay từ đầu – tại sao lại tài trợ cho những nghiên cứu kỳ lạ như vậy khi các hoạt động theo đuổi nghiêm túc hơn đang được thực hiện? Thay vào đó, Pentland phải kêu gọi các nguồn như FedEx và Eriksson – bất kỳ ai có hoạt động kinh doanh, theo ước tính của ông, có thể hưởng lợi từ sự thúc đẩy thiết bị đeo trên người. Những tân binh trẻ tuổi hơn thì “hiểu”, nhưng đối với những cấp cao hơn, đề tài của ông vẫn bị coi là “hão huyền”, ông nhớ lại. Hơn nữa, công nghệ để hoàn thành tầm nhìn của Pentland vẫn là khoa học viễn tưởng thuần túy. Bạn có thể sử dụng vệ tinh không gian cho hải ly; Đối với con người, bạn cần một thiết bị để hòa nhập liền mạch vào cuộc sống hàng ngày – “trên người bạn, trên kính của bạn, trên quần áo của bạn, ở vị trí chính xác mà bạn đang ở”, Pentland nói. Nhưng trong những năm 1980, không chỉ không có đường truyền không dây, internet cũng chưa có. Theo ước tính của Pentland, máy tính là “kích thước của một chiếc bánh pizza” – thực ra, anh ấy tự chỉnh lại lời mình bằng cách dùng tay ra hiệu “thậm chí còn lớn hơn thế”, như thể nó không chỉ như là bánh pizza, mà còn to bằng cả lò nướng nữa.