Home » Xã hội học thuật » Nhân vật truyền cảm hứng » Phép màu Masachusset

Phép màu Masachusset

Giáo sư MIchael dukakis và những đóng góp nhất định đối với “phép màu của Massachusetts”

Chính “Phép màu Massachusetts” đã đưa Michael Dukakis trở thành một nhân vật tầm cỡ quốc gia và hoàn toàn xứng tầm để trở thành một vị tổng thống.

Chính “Phép màu Massachusetts” đã quét sạch sự lao đao do sự lỗi thời và sụp đổ hàng loạt của các cơ sở và phương thức sản xuất truyền thống và biến nó trở thành một mô hình kinh tế công nghệ cao bùng nổ tại các bang còn lại của nước Mỹ.

Chính “Phép màu Massachusetts” đã làm hồi sinh các thành phố nhỏ, cũ kỹ và khiến cho con Đường 128 Massachusetts bên ngoài Boston trở nên nổi tiếng.

Tất cả có điều đó được mệnh danh là “phép màu Massachusetts”, và không còn nghi ngờ gì về những tác động phi thường của nó đối với bang này: gần 800.000 việc làm mới được tạo ra trong 12 năm, tỷ lệ thất nghiệp 2,9%, thu nhập cá nhân tăng 63% trong bảy năm liên tiếp, thuế giảm, khu vực dịch vụ chính phủ tăng.

Vươn lên từ đáy sâu của cuộc suy thoái năm 1974, Massachusetts đã trở thành một câu chuyện thành công thực sự của Hoa Kỳ. Liệu chúng ta có thể đo đếm được bao nhiêu tín nhiệm dành do vị thống đốc này của bang với thành quả là sự sự trở lại đầy ngoạn mục của Massachusetts, và nếu trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ, ông sẽ là một vị tổng thống ra sao?

Chủ đề này đã kích thích nổ ra nhiều cuộc tranh luận trong bối cảnh Dukakis biến sự phục hồi kinh tế của bang thành động lực cho chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông đã nhắc lại câu chuyện của bang Massachusetts, và đó cũng chính là chủ đề chiến dịch tranh cử của ông; đó chính là lời hứa rằng giờ đây ông ấy có thể làm điều tương tự cho phần còn lại của đất nước.

Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn với các nhà kinh tế, lãnh đạo địa phương và doanh nhân dẫn đến kết luận rằng sự hồi sinh kinh tế của bang vào giữa những năm 1970 bắt nguồn từ thị trường.

Sự hiện diện đầy may mắn của các lực lượng học thuật và tài chính trong khu vực Boston đã khiến cho nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng cho ngành công nghệ cao mới nổi và củng cố vị trí lãnh đạo của khu vực như một trung tâm khu vực về các dịch vụ tài chính, giáo dục và y tế.

Những hồi sinh sau đó của bang đã được thực hiện hóa thông qua những hành động của Dukakis; thông qua Edward King, người từng là thống đốc giữa nhiệm kỳ đầu tiên và thứ hai của Dukakis; thông qua một cuộc trưng cầu dân ý về thuế hạn chế thuế địa phương; và thông qua chính phủ liên bang mà chủ yếu là nhờ một lượng lớn các hợp đồng quốc phòng.

Theo ý kiến của nhiều người, đóng góp chính của Dukakis là sử dụng quyền lực của bản thân để mang lại sự bùng nổ kinh tế cho các thành phố cổ kính hơn và trầm mặc hơn bên ngoài khu vực Boston mà nếu không nhờ có ông thì những nơi đó có thể đã không được hưởng lợi.

Thông qua một loạt các cơ quan nhà nước, Dukakis đã cung cấp các khoản vay, trợ cấp, cải thiện cơ sở công cộng và thậm chí, trong một trường hợp, ông còn tổ chức một chuyến tham quan bằng xe buýt cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngoại thành với mục tiêu nghiên cứu các thị trấn như Lowell, Taunton, Worcester, Springfield, New Bedford và Pittsfield.

Richard Manley, chủ tịch của một tổ chức giám sát công dân có tên là Tổ chức Người nộp thuế Massachusetts, đã hỏi Richard Manley: “Ông ta đã khởi nguồn cho sự hồi sinh này?”. “Không. Vậy ông ta có nhận ra điểm mấu chốt và xây dựng nó không? Đúng vậy, chính ông ta đã làm vậy”.

Dukakis cho biết vai trò quan trọng của ông không chỉ là trong việc tạo ra những chương trình mới và trao các khoản tài trợ để truyền đi tín hiệu sự lạc quan cho bang đang tỏ ra bỏ cuộc.

Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Thật khó để phóng đại tình trạng tồi tệ của bang”. John Gould – phó chủ tịch cấp cao Ngân hàng Shawmut của Boston cho biết: “Về mặt kinh tế, tài chính, và cả tâm lý, mọi người đều không có hy vọng gì và bày tỏ nỗi thất vọng của bản thân về tương lai. ‘Taxachusetts,’ một vùng Appalachia mới thể hiện rất ít tia hy vọng. Và một phần những gì mà một nhà lãnh đạo chính trị làm là một phần những điều quan trọng, và một phần của điều quan trọng đó chính là bắt đầu xây dựng lại lòng tin, xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. Môi trường đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi niềm tin rằng có một nguồn lực trong chính sách công mong muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tôi không nghi ngờ gì về việc vị thống đốc đã cho thấy một cách công khai và cụ thể rằng ông ấy quan tâm đến việc giúp đỡ môi trường đầu tư”.

Nghiên cứu toàn diện nhất về tác động của chính quyền bang đối với nền kinh tế do Ronald Ferguson và Helen Ladd từ Trường Chính phủ Kennedy thuộc Harvard xuất bản vào tháng 5 năm 1986 chỉ đem về cho Dukakis tín nhiệm ở mức tối thiểu.

Bản nghiên cứu kết luận: “Cả phạm vi và thời gian của các sáng kiến chính sách gần đây tại Bang Massachusetts đều không ủng hộ quan điểm rằng những sáng kiến chính sách này là chất xúc tác quan trọng đối với sự thay đổi kinh tế đáng chú ý của thập kỷ qua”.

“Sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động chậm lại và năng lực của khu vực tư nhân của nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn thế giới đối với một số hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, các sáng kiến của bang đã giúp thu hút tăng trưởng đến một số thành phố trung tâm bị suy thoái và các khu vực phát triển chậm và những sáng kiến đó có thể đã giúp duy trì sự hồi sinh của bang một khi quá trình hồi sinh này bắt đầu”.

Khi được bầu lần đầu vào năm 1975, Dukakis tạo nên một bang có tỷ lệ thất nghiệp ở mức 11,2%. Các ngành công nghiệp dệt, da và may mặc, từ lâu là nền tảng của nền kinh tế quốc doanh, đã di cư vào miền Nam. Và lệnh cấm vận dầu mỏ khiến đất nước rơi vào tình trạng suy thoái đã tạo ra tình trạng ảm đạm tại Bang Massachusetts, mội khu vực vốn phụ thuộc vào dầu mỏ.

Là một người theo chủ nghĩa tự do bước ra từ cuộc cải cách của Đảng Dân chủ, Dukakis thường tỏ ra xa lánh cộng đồng doanh nghiệp trong nhiệm kỳ đầu tiên thông qua các chính sách quản lý và tiêu dùng. Tuy nhiên, ông cũng chốt mức thâm hụt ngân sách gần 1 tỷ đô la qua các loại thuế không được ưa chuộng và cắt giảm ngân sách, và ông đã tích cực di chuyển nhằm vực dậy nền kinh tế của tiểu bang.

Ông đã thành lập nhiều cơ quan nhằm cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và mới nổi. Chính quyền của ông đã xây dựng các nhà để xe, đường xá, cống rãnh và các công trình công cộng khác để giúp các địa phương thu hút doanh nghiệp tư nhân.

Ông đã chấp thuận và tiến hành một ý tưởng do các nhà lãnh đạo dân sự ở Lowell đề xuất nhằm biến các nhà máy dệt bỏ hoang thành một công viên của bang. Với 10 triệu đô la trong quỹ tiểu bang, Lowell đã tạo ra Công viên Tiểu bang Di sản, công viên này đã đánh dấu sự hồi sinh của khu trung tâm đang gặp khó khăn của thành phố và dẫn đến việc thành lập bảy công viên đô thị khác xung quanh tiểu bang.

Tại Taunton, Dukakis đã thúc đẩy quá tình hoàn thành “mảnh ghép còn thiếu” của Xa lộ Liên tiểu bang 495 và xây dựng tuyến đường kết nối với một bệnh viện tâm thần bị bỏ hoang, sau đó được chuyển giao cho thành phố để làm khu công nghiệp. Ngày nay, công viên có 52 công ty và 5.000 nhân viên, và tỷ lệ thất nghiệp của Taunton đã giảm từ 14% xuống dưới 4%.

 

Thị trưởng Richard Johnson cho biết: “Ông đã trực tiếp xuống đây cùng với những người trong Nội các của mình. Ông không chỉ truyền cho chúng tôi hình ảnh bản thân mà chúng tôi cần để xây dựng mà còn trao cho chúng tôi những công cụ để hiện thực hóa điều đó”.

Sự bùng nổ kinh tế tiếp tục sau thất bại của Dukakis khi tái tranh cử năm 1978 và cho phép bang vượt qua cuộc suy thoái năm 1982.

King, người kế vị Dukakis, là một người ủng hộ hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Một cuộc trưng cầu cử tri được thông qua vào năm 1980 đã hạn chế thuế tài sản địa phương. Và việc xây dựng quân đội của chính quyền Reagan đã tăng các hợp đồng quân sự chính cho nhà nước lên gần 10 tỷ đô la vào năm 1988 từ 3,7 tỷ đô la vào năm 1980.

Khi Dukakis được tái bầu cử vào năm 1982, ông đã tỏ thái độ cởi mở và thân thiện hơn đối với hoạt động kinh doanh và khởi xướng một loạt các chương trình phát triển kinh tế mới.

Đáng chú ý nhất là chương trình Lựa chọn Việc làm và Đào tạo đã đào tạo và mang lại việc làm cho 45.000 công dân hưởng phúc lợi, và luật đóng cửa nhà máy theo đó doanh nghiệp đồng ý thông báo trước 90 ngày về việc đóng cửa nhà máy. Theo Văn phòng Phát triển Kinh tế của bang, trong số 13.000 công nhân bị sa thải đã được đào tạo lại theo luật, ba trong số bốn người đã nhận được việc làm và thu nhập của họ trung bình bằng 87% mức lương cũ.

Dukakis cũng hỗ trợ những khu vực bị suy thoái thông qua chương trình “những mục tiêu đến từ cơ hội” và thành lập một số “trung tâm xuất sắc” quanh bang nhằm kích thích nghiên cứu kinh doanh và học thuật kết hợp các lĩnh vực như di truyền học, khoa học biển và vi điện tử.

Trớ trêu thay, ngay khi Dukakis gần được đảng Dân chủ đề cử của và Hoa Kỳ bắt đầu tập trung chú ý đến hồ sơ Massachusetts của ông, một bóng đen đã bao trùm nền kinh tế bang. Tuần trước, người ta tiết lộ rằng tiểu bang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách có thể lên tới 300 triệu đô la trong năm tài chính hiện tại và 200 triệu đô la trở lên trong năm tới.

Dukakis cho biết lỗ hổng này là do lỗ hổng trong thuế doanh nghiệp của tiểu bang và sự sụt giảm bất ngờ về thuế thu nhập vốn theo luật thuế liên bang mới. Nhưng các nhà phê bình lưu ý rằng nền kinh tế bang đã bắt đầu nguội đi, và họ đổ lỗi cho thống đốc vì đã chi tiêu quá nhiều và tiết kiệm quá ít nhằm cố gắng ổn định con tàu tài chính của bang trong thời điểm khó khăn và bắt đầu một loạt các chương trình mà ngay cả khi tổng thể những chương trình đó không tạo ra nhiều việc làm thì chúng vẫn truyền cho bang một cảm giác lạc quan và thực sự ngài thống đốc cũng chỉ cần có thế.

Dukakis chắc chắn sẽ sử dụng các chương trình của mình làm hình mẫu nếu đến được Washington. Nhưng Bang Massachusetts không phải là phần còn lại của đất nước. Và không rõ ý tưởng của ông sẽ ra sao ở những khu vực suy thoái của các bang như Ohio, Pennsylvania hoặc Texas, đây chính là những nơi không có sự đa dạng về kinh tế hay sở hữu những lợi thế về học thuật và văn hóa, cũng chính là những yếu tố đã tạo ra mầm mống cho sự tái sinh của Bang Massachusetts.

VLAB lược dịch từ Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo