Qua việc đào tạo tốt kỹ năng số cho sinh viên, các trường đại học Mỹ đang dần khôi phục niềm tin của nhà tuyển dụng, ngăn chặn tình trạng trượt dốc 10 năm liên tiếp trên bảng xếp hạng quốc tế.
Forbes, bảng xếp hạng và khảo sát các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới do Emerging (công ty tư vấn giáo dục đại học) thực hiện trong 12 năm qua, yêu cầu các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới xếp hạng hơn 1.000 trường đại học về tỉ lệ được tuyển dụng của sinh viên các trường.
Top 10 trường đại học hàng đầu về khả năng tuyển dụng gồm:
Tại bảng xếp hạng năm nay, Mỹ đã lấy lại được vị thế ban đầu với 55/250 trường đại học đứng trong bảng xếp hạng, đồng thời chiếm 3 vị trí đầu tiên trong tổng số 6 trường góp mặt vào Top 10 này. Điều này cho thấy Mỹ đã chấm dứt đà suy giảm liên tiếp kéo dài trong một thập kỷ qua.
Theo bảng xếp hạng, tổng cộng có 44 quốc gia và khu vực góp mặt. Một số quốc gia lần đầu tiên xuất hiện trong bảng xếp hạng bao gồm: Ai Cập, Estonia và Colombia.
Xét về số lượng trường trong bảng xếp hạng, Pháp sở hữu số lượng trường đại học cao thứ 2 với 18 trường, tuy nhiên chỉ có 5 trường nằm trong top 50. Với thế mạnh về học nghề, Đức đứng thứ 3 với 17 trường trong top 250. Tiếp theo là Anh với 14 trường, ít hơn một trường so với năm ngoái dù có tỷ lệ phiếu bầu tăng nhẹ vào năm trước. Trung Quốc và Canada cùng có 11 trường đại học, đồng hạng cao thứ 5.
Bà Sandrine Belloc – đối tác quản lý của Emerging – cho biết sự thay đổi này của Mỹ một phần xuất phát từ danh tiếng các trường đại học của họ trong việc đào tạo ra sinh viên có kỹ năng số tiên tiến. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 92% nhà tuyển dụng nhận định các trường đại học nên nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao kỹ năng số cho sinh viên.
“Kỹ năng số không còn là mối quan tâm riêng của các khoa liên quan đến Khoa học máy tính và sinh viên ngành này. Bất kỳ trường đại học nào cũng cần tiếp cận chúng một cách xuyên suốt”, bà Sandrine Belloc nói.
Theo cuộc khảo sát, kỹ năng số là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng, tiếp theo là kỹ năng sau đại học, kiến thức chuyên môn và kĩ năng làm việc. Những điều này đều được đánh giá cao hơn thành tích học tập xuất sắc và tính quốc tế của bằng cấp.
Tỉ lệ có việc sau khi tốt nghiệp chỉ là một yếu tố để sinh viên cân nhắc khi chọn trường đại học, mặc dù yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng do chi phí giáo dục đại học ngày càng tăng cao.
Seeta Bhardwa – biên tập viên của trang Student – cho biết khi sinh viên và phụ huynh tìm kiếm các trường đại học, họ muốn biết trường mà họ chọn sẽ chuẩn bị những gì cho con họ khi chúng bước vào thị trường lao động. Và bảng xếp hạng trên sẽ phần nào giúp họ xác định được trường đại học nào trên thế giới có thể dạy cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để có thể đi làm và đạt được thành công tại nơi làm việc.
VLAB tổng hợp